Viêm đường tiết niệu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hữu hiệu

Viêm đường tiết niệu là bệnh có thể gặp phải ở cả nam giới và nữ giới. Đây là bệnh đường tiết niệu dễ tái phát, khiến người bệnh đau đớn, khó chịu khi sinh hoạt. Chính vì vậy, hiểu rõ về bệnh sẽ giúp việc thăm khám và điều trị dễ dàng hơn, hạn chế những biến chứng nguy hiểm. 

Viêm đường tiết niệu là gì?

Viêm đường tiết niệu là tình trạng có vi khuẩn xâm nhập vào các cơ quan của hệ tiết niệu như: thận, bàng quang, niệu quản, niệu đạo, tuyến tiền liệt. 

Có nhiều dạng viêm đường tiết niệu khác nhau trong đó khi phân loại theo vị trí có hai loại: Viêm đường tiết niệu trên (viêm nhiễm đường tiết niệu ảnh hưởng đến thận và niệu quản) và viêm đường tiết niệu dưới (viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm tiền liệt tuyến).

Nguyên nhân gây viêm đường tiểu

Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu thường gặp nhất là do vi khuẩn Escherichia coli (E.coli). Đây là loại vi khuẩn thường trú ở ruột, da gần hậu môn và có khả năng xâm nhập vào đường tiết niệu nếu bạn không vệ sinh đúng cách. Vi khuẩn E.coli có thể gặp ở cả nam và nữ. 

Viêm đường tiết niệu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hữu hiệu
Viêm đường tiết niệu ảnh hưởng đến nhiều cơ quan của hệ tiết niệu

Ngoài ra, nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu ở nam và nữ có những điểm khác nhau, tiêu biểu như:

Nguyên nhân viêm đường tiết niệu ở nam giới

  • Nam giới bị viêm quy đầu do vệ sinh không đúng cách hoặc dài/hẹp b.a.o q.u.y đ.ầ.u.
  • Chấn thương d.ư.ơ.n.g v.ậ.t do hoạt động q.u.a.n h.ệ tình dục thô bạo, gây kích thích niệu đạo dẫn tới tình trạng viêm niệu đạo.
  • Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở nam giới khác như: phì đại tuyến tiền liệt, sỏi thận, bàng quang thần kinh, hẹp niệu quản, hẹp niệu đạo…

Nguyên nhân viêm đường tiết niệu ở nữ giới

  • Cấu tạo niệu đạo của nữ giới ngắn, thẳng và gần hậu môn nên dễ thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào đây. Do đặc điểm cấu tạo của đường niệu đạo và thói quen vệ sinh từ sau ra trước, vệ sinh không sạch sẽ khiến nữ giới dễ bị viêm nhiễm đường tiết niệu.
  • Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt sử dụng các loại băng vệ sinh kém chất lượng hoặc không thay băng vệ sinh sau mỗi 3 – 4 tiếng. 
  • Một số yếu tố nguy cơ viêm đường tiết niệu ở nữ giới: sỏi đường tiết niệu, hẹp niệu quản, bàng quang thần kinh, có thai.

Triệu chứng viêm đường tiết niệu

Triệu chứng gây bệnh viêm đường tiết niệu ở mỗi người là khác nhau. Trong đó, các biểu hiện thường gặp nhất là:

  • Tiểu rắt: Người bệnh viêm đường tiết niệu có cảm giác muốn đi vệ sinh liên tục nhưng lượng nước tiểu ra lại rất ít. Triệu chứng tiểu rắt có thể xuất hiện khoảng 1 giờ/lần, thậm chí bạn vừa rời khỏi nhà vệ sinh đã muốn quay trở lại.
  • Tiểu buốt: Tiểu buốt là một triệu chứng viêm đường tiết niệu phổ biến khiến người bệnh cảm giác đau buốt như kim châm khi đi tiểu. 
  • Màu nước tiểu bất thường: Một triệu chứng điển hình khác của viêm đường tiết niệu là sự thay đổi màu nước tiểu với các màu như: màu đục, đen hoặc hồng (tiểu ra máu).
  • Đau bụng dưới: Đau bụng dưới là thường là triệu chứng của viêm đường tiết niệu liên quan đến niệu quản và thận. 
  • Dấu hiệu tổn thương thận: Viêm đường tiết niệu có thể gây ra các biến chứng đến thận. Dấu hiệu tổn thương thận phổ biến là: đau lưng dữ dội, mệt mỏi, buồn nôn và ớn lạnh.
Viêm đường tiết niệu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hữu hiệu
Viêm đường tiết niệu khiến người bệnh đau buốt, khó chịu bụng dưới

Viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không?

Viêm đường tiết niệu là bệnh có thể chữa dứt điểm được và không nguy hiểm đến tính mạng nếu được phát hiện, điều trị kịp thời. Ngược lại, nhiễm trùng tiết niệu phức tạp ở những người bệnh có sẵn các yếu tố thuận lợi trước đó có thể dẫn tới nhiều biến chứng nặng, thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được can thiệp điều trị sớm.

Nguy cơ và biến chứng của viêm đường tiết niệu rất nhiều như: phá hủy mô thận, gây tắc nghẽn hay suy giảm chức năng của thận. Tình trạng này nếu để lâu dài có thể khiến người bệnh dẫn tới suy thận vĩnh viễn thậm chí phải cắt bỏ thận. 

Nhiễm trùng tiết niệu ở nam giới làm tăng nguy cơ áp-xe tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn, viêm mào tinh, làm bít tắc ống dẫn tinh từ đó tăng nguy cơ vô sinh. 

Khi các vi khuẩn ở hệ tiết niệu ngày càng phát triển và không được điều trị kịp thời, chúng sẽ dễ dàng di chuyển vào máu, gây nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn thậm chí tử vong.

Điều trị bệnh viêm đường tiết niệu

Nếu người bệnh viêm đường tiết niệu chỉ xuất hiện những triệu chứng khu trú ở đường tiết niệu dưới do viêm bàng quang, viêm niệu đạo, bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh đường uống trong 5 – 7 ngày. 

Nếu người bệnh có thêm các triệu chứng sốt và ớn lạnh, nhiễm trùng huyết, ổ viêm tại đường niệu trên, người bệnh cần nhập viện để sử dụng kháng đường tĩnh mạch.

Trong trường hợp bệnh tái đi tái lại nhiều lần, người bệnh viêm đường tiết niệu có dị dạng đường niệu hoặc đang đặt ống tiểu, bác sĩ sẽ nuôi cấy vi khuẩn để xác định đúng phương pháp điều trị theo chủng vi khuẩn. 

Viêm đường tiết niệu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hữu hiệu
Điều trị viêm đường tiết niệu theo chỉ định bác sĩ

Nếu ổ nhiễm khuẩn đường tiết niệu không điều trị được bằng thuốc hoặc có biến chứng ở thận như thận ứ nước nhiễm khuẩn, thận ứ mủ,  áp-xe thận, người bệnh cần áp dụng điều trị phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ. 

Ngoài ra, người bệnh viêm đường tiết niệu cần chú ý:

  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể.
  • Ăn nhiều loại rau xanh, trái cây tươi.
  • Vệ sinh vùng kín đúng cách để tránh vi khuẩn lây lan từ hậu môn ngược vào cơ quan sinh dục.
  • Không nhịn tiểu.

Nhìn chung, viêm đường tiết niệu là bệnh ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống của người bệnh. Do đó, cả nam giới và nữ giới cần chú ý hạn chế các tác nhân gây bệnh và thăm khám điều trị ngay khi nghi ngờ bệnh. Để được tư vấn chi tiết hơn về bệnh bởi các chuyên gia y tế hàng đầu, đừng quên liên hệ phòng khám đa khoa Đại Lộ Bình Dương theo hotline 0902 757 692.

Hỏi bác sĩ
miễn phí