Thống kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Hành kinh là hiện tượng sinh lý bình thường theo chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng của người phụ nữ. Trong thời gian hành kinh, tử cung sẽ co bóp để đẩy máu ra ngoài nên chị em sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau tức bụng dưới, thỉnh thoảng đau nhói. Tuy nhiên vẫn có thể học tập, sinh hoạt và làm việc bình thường. Nhưng nếu trường hợp chị em đau dữ dội, quá sức chịu đựng ảnh hưởng đến cuộc sống thì gọi là thống kinh. Vậy thống kinh là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị như thế nào?

Thống kinh là như thế nào?

Thống kinh là hiện tượng đau khi hành kinh với những cơn đau co thắt ở vùng bụng dưới, lúc thì đau âm ỉ nhưng có những lúc lại đau mạnh dữ dội. Những cơn đau này khiến cho chị em không thể tập trung làm việc, ảnh hưởng xấu tới cuộc sống của người bệnh. Nếu tình trạng này thường xuyên diễn ra thì chị em cần phải thăm khám bác sĩ chuyên khoa để có hướng điều trị hiệu quả.

Nguyên nhân gây ra thống kinh ở phụ nữ

Thống kinh được chia thành hai loại đó là thống kinh nguyên phát và thống kinh thứ phát. Mỗi loại thống kinh sẽ do những nguyên nhân khác nhau gây ra. Dưới đây là những nguyên nhân gây ra hiện tượng thống kinh mà chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn.

Nguyên nhân gây ra thống kinh nguyên phát

Thống kinh nguyên phát hay còn được gọi là thống kinh vô căn. Tình trạng này thường sẽ xuất hiện ở thời điểm mới bắt đầu dậy thì của các bạn nữ. Nguyên nhân một phần là do tâm lý căng thẳng ở những lần đầu tiên bị hành kinh nên dẫn tới đau ở các mức độ khác nhau. 

Bên cạnh đó, thống kinh nguyên phát xảy ra do nồng độ prostaglandin được tiết ra từ nội mạc tử cung cao hơn bình thường. Chất này gây kích thích các cơ trơn ở tử cung co thắt làm cách mạch máu bị siết chặt. Đồng thời khiến cho các tổ chức bị thiếu oxy, không đủ máu nuôi làm lớp nội mạc bong tróc, hoại tử dẫn tới tình trạng đau trong thống kinh.

Thống kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
Thống kinh gây khó chịu và đau đớn cho chị em

Nguyên nhân gây thống kinh thứ phát

Thống kinh nguyên phát là tình trạng đau bụng kinh thường do liên quan tới bệnh lý gây ra như: lạc nội mạc tử cung, viêm tử cung, u nang buồng trứng, u xơ tử cung, tử cung dị dạng, chít hẹp lỗ tử cung hoặc do đặt vòng tránh thai. 

Nguyên nhân gây đau trong thống kinh thứ phát cũng do gia tăng nồng độ prostaglandin như thống kinh nguyên phát. Tuy nhiên, cơ chế đau rất đa dạng, các cơn đau có sự khác nhau tùy vào từng bệnh lý.

Triệu chứng của hiện tượng thống kinh ở nữ giới

Người bị thống kinh sẽ có những triệu chứng khác nhau tùy vào cơ địa và nguyên nhân gây bệnh. Mỗi loại thống kinh sẽ có nhiều biểu hiện khác nhau tùy theo từng cơ thể.

Triệu chứng của thống kinh nguyên phát

  • Đau phần bụng dưới, đau dữ dội theo cơn kiểu đau co rút.
  • Cơn đau sẽ bắt đầu từ bụng dưới rồi lan ra các vùng khác như đùi, sau lưng, âm hộ.
  • Đau kéo dài nhiều ngày, lượng máu kinh thường ra nhiều kèm theo các biểu hiện như nhức đầu, buồn nôn, căng ngực, tiêu chảy, ngất xỉu, sốt.
  • Cơn đau sẽ giảm dần những ngày cuối chu kỳ khi lượng máu kinh giảm dần.

Triệu chứng của thống kinh thứ phát

Thống kinh thứ phát sẽ có những triệu chứng giống với thống kinh nguyên phát. Tuy nhiên, trường hợp này những cơn đau sẽ kéo dài hơn, xuất hiện trước khi kỳ kinh đến trước cả tuần đến khi hết kinh vẫn còn bị đau bụng. Triệu chứng đau này có thể xuất hiện nhiều lần trong một tháng.

Thống kinh ở phụ nữ có gây nguy hiểm không?

Hiện tượng thống kinh rất hay gặp ở chị em với nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy thống kinh có gây nguy hiểm hay không? Có thể nhiều trường hợp đau bụng kinh do nguyên phát nên có thể tự thuyên giảm. Tuy nhiên, những trường hợp đau bụng kinh do các bệnh lý gây ra sẽ rất nguy hiểm tới sức khỏe của người bệnh như:

  • Đau bụng kinh gây ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của chị em.
  • Có thể ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản, thậm chí là vô sinh hiếm muộn do mắc các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm mà không được thăm khám và điều trị kịp thời.

Chính vì vậy, để tránh những tác động xấu ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản, khi có triệu chứng bị thống kinh thì chị em nên chủ động thăm khám tìm ra nguyên nhân để được điều trị càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, để việc điều trị đạt hiệu quả thì việc lựa chọn cơ sở y tế chuyên khoa chất lượng, uy tín rất quan trọng.

Thống kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
Nên điều trị thống kinh càng sớm càng tốt để tránh biến chứng xảy ra

Cách điều trị thống kinh như thế nào?

Tùy vào nguyên nhân và mức độ bệnh mà sẽ có các cách điều trị khác nhau. Vì vậy, để điều trị bệnh hiệu quả thì trước tiên chị em cần thăm khám, xác định nguyên nhân là gì. Sau khi thăm khám bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị phù hợp. Người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ nhằm tránh những biến chứng xấu có thể xảy ra.

Thông thường, cách điều trị thống kinh sẽ sử dụng thuốc Tây như thuốc giảm đau, chống viêm; thuốc ức chế tổng hợp giúp giảm co thắt tử cung và giảm lượng máu kinh. Bên cạnh đó, chị em có thể áp dụng các bài thuốc nam hoặc một số thảo dược có tác dụng giảm đau như ngải cứu, ích mẫu, hương phụ. Ngoài ra, chị em có thể kết hợp với chườm ấm, mát-xa, bấm huyệt, không sử dụng các chất kích thích và chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học. 

Trên đây là một số chia sẻ của các chuyên gia phòng khám chúng tôi nhằm giúp các bạn hiểu hơn về hiện tượng thống kinh ở phụ nữ. Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị như thế nào? Nếu chị em đang cần tư vấn về sức khỏe phụ khoa thì hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được giải đáp cụ thể và nhanh chóng nhất.

Phòng khám Đa khoa Đại Lộ Bình Dương số 54 Đại Lộ Bình Dương, Bình Hòa, Lái Thiêu, Thuận An, Bình Dương chúng tôi hy vọng sẽ là địa chỉ tin cậy của chị em trong trên con đường chăm sóc sức khỏe phụ khoa. Tại đây, chúng tôi có hệ thống trang thiết bị hiện đại cùng với đội ngũ các bác sĩ chuyên khoa giỏi, tay nghề cao nhằm đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất. Bên cạnh đó, các thông tin cá nhân của khách hàng sẽ được bảo mật tuyệt đối*. 

Hỏi bác sĩ
miễn phí