Són tiểu là như thế nào, có phải là bệnh không?

Những bất thường khi đi tiểu có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh ở đường tiết niệu. Trong đó són tiểu là triệu chứng điển hình mà nhiều người gặp phải. Vậy són tiểu là như thế nào? Đây có phải là bệnh lý hay không? Những chia sẻ của các chuyên gia trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được chính xác thắc mắc này. 

Són tiểu là như thế nào?

Són tiểu là một trong những rối loạn tiểu tiện mà nhiều người gặp phải. Dù là nam hay nữ giới đều có nguy cơ gặp phải tình trạng này. Tuy nhiên không phải cũng hiểu được chính xác són tiểu là như thế nào?

Theo chia sẻ của các chuyên gia sức khỏe, đây là tình trạng nước tiểu bị rò rỉ khi cơ thể hoàn toàn không tự chủ. Són tiểu thường xảy ra khi các cơ vòng bàng quang bị tăng áp lực một cách đột ngột. Đồng thời không đủ mạnh để có thể chèn ép làm cho niệu đạo đóng lại sinh ra hiện tượng són tiểu. Lượng nước tiểu bị rò rỉ nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào cơ địa riêng của mỗi người.

Són tiểu là như thế nào, có phải là bệnh không?
Són tiểu hay tiểu không tự chủ gây nhiều phiền toái cho sinh hoạt

Đối tượng có nguy cơ cao bị són tiểu

Són tiểu có thể xảy ra ở cả nam và nữ giới thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau. Tuy nhiên những đối tượng có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này có thể kể đến như:

  • Nữ giới có nguy cơ cao hơn nam giới: Do cấu trúc niệu đạo ngắn hơn. Ngoài ra, nữ giới còn phải trải qua quá trình mang thai và sinh con. Đây là thời điểm mà hệ miễn dịch yếu và cơ thể có nhiều thay đổi. Điều này làm tăng nguy cơ bị són tiểu cao hơn. 
  • Tuổi càng lớn nguy cơ són tiểu càng cao: Tuổi tác càng cao thì khả năng kiểm soát bàng quang và niệu đạo sẽ càng giảm đi. Từ đó làm tăng khả năng nước tiểu bị tràn ra khỏi bàng quang không tự chủ. 
  • Những người có thói quen hút thuốc: Việc thường xuyên hút thuốc lá không chỉ gây hại cho sức khỏe. Người nghiện thuốc lá còn có nguy cơ mắc chứng tiểu không tự chủ cao hơn bình thường.
  • Gia đình có người bị són tiểu: Són tiểu cũng có thể bứt nguồn từ yếu tố di truyền. Trường hợp có anh em, họ hàng có q.u.a.n h.ệ gần gũi bị són tiểu thì nguy cơ mắc chứng tiểu không tự chủ cũng sẽ cao hơn. 
  • Những người thừa cân, béo phì: Nam hay nữ giới bị thừa cân, béo phì thì trọng lượng cơ thể tăng có thể làm tăng áp lực lên bàng quang và các cơ xung quanh. Điều này khiến cho cơ bàng quang suy yếu, nước tiểu dễ bị tràn ra ngoài khi người bệnh họ hoặc hắt hơi.

Són tiểu có phải là bệnh không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa chia sẻ, són tiểu không phải là một bệnh lý. Đây là triệu chứng của các bệnh lý khác nhau, chẳng hạn như: 

Bệnh viêm bàng quang 

Đây là tình trạng viêm nhiễm trùng bàng quang. Bệnh do vi khuẩn, nấm, virus xâm nhập từ niệu đạo lên bàng quang và các bộ phận khác của hệ tiết niệu. Khi viêm nhiễm xảy ra ở bàng quang khiến cơ quan này bị tổn thương. 

Són tiểu là như thế nào, có phải là bệnh không?
Viêm bàng quang gây nên tình trạng són tiểu

Cơ bàng quang co bóp thất thường dẫn đến hiện tượng són tiểu, tiểu gấp phải đi tiểu nhiều lần. Người bệnh thường muốn di tiểu ngay tức khắc, không kiềm chế, không kiểm soát được nên thậm chí có thể tiểu són ra quần.

Bàng quang tăng hoạt

Bệnh lý này thường phổ biến hơn ở người lớn tuổi. Bàng quang tăng hoạt xảy ra do nhiều nguyên nhân như rối loạn thần kinh, bệnh xơ hóa tủy. Hoặc có bất thường ở bàng quang như bị sỏi bàng quang. 

Bệnh khiến cho bàng quang co bóp không đúng thời điểm nên dẫn đến tình trạng buồn tiểu đột ngột. Người bệnh cần đi tiểu ngay tức thì, nếu nhịn sẽ dẫn đến tình trạng tiểu són.

Bệnh sỏi đường tiết niệu

Són tiểu cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh sỏi đường tiết niệu. Sỏi hình thành khi các khoáng chất trong nước tiểu không được đào thải hết mà tích tụ lại. Từ đó hình thành các thể rắn có hình dạng giống viên sỏi.

Khi sỏi xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào của đường tiết niệu cũng có thể làm ngăn cản dòng chảy của nước tiểu. Lúc này người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn khi đi tiểu, bị bí tiểu, tiểu rắt, són tiểu.

Ngoài ra người bệnh còn có thể xuất hiện các triệu chứng như đau bụng dưới. Cơn đau lan ra vùng thắt lưng, nước tiểu có mùi hôi, có màu đục. 

Ung thư bàng quang

Nguyên nhân chính xác dẫn đến ung thư bàng quang vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên những người có liên quan đến việc hút thuốc lá. phơi nhiễm bức xạ, tiếp xúc hóa chất có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.

Khi bị ung thư bàng quang, các tế bào trong bàng quang sẽ bị đột biến. phát triển bất thường và hình thành khối u trong bàng quang. Kích thước khối u càng lớn, bàng quang sẽ càng bị chèn ép nặng hơn. 

Điều này khiến người bệnh mất đi khả năng kiểm soát tiểu tiện. Người bệnh thường xuyên tiểu rắt, tiểu khó, đau khi đi tiểu. Tiểu không tự chủ, nước tiểu sẫm màu. lẫn máu. Người mệt mỏi, gầy guộc, chán ăn, kèm theo những triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu. 

Lời khuyên của chuyên gia 

Hiểu được són tiểu là như thế nào là điều quan trọng đối với mỗi người. Tuy rằng đây không phải là tình trạng đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng lại gây nhiều hệ lụy.

Són tiểu là như thế nào, có phải là bệnh không?
Người bệnh nên chủ động thăm khám sớm khi có dấu hiệu són tiểu

Tiểu són khiến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh bị ảnh hưởng. Đôi khi tiểu són ra quần còn gây những tình huống xấu hổ cho người bệnh.  Tiểu són do bệnh lý còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh. Những bệnh lý nguy hiểm như sỏi đường tiết niệu, ung thư bàng quang có thể gây tử vong nếu không được điều trị sớm.

Bởi vậy các chuyên gia khuyến cáo, khi có dấu hiệu tiểu són bạn nên chủ động thăm khám sớm. Lựa chọn cơ sở chuyên khoa uy tín để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân tiểu són. Đồng thời điều trị bệnh theo phác đồ được chỉ định.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc són tiểu là như thế nào? Đồng thời biết cách xử lý kịp thời để ngăn chặn hậu quả đáng tiếc xảy ra. Nếu còn điều gì thắc mắc bạn vui lòng liên hệ hotline 0902 757 692 để được chuyên gia tư vấn trực tiếp.

Hỏi bác sĩ
miễn phí