Rong kinh là như thế nào, dấu hiệu nhận biết bệnh rong kinh

Chu kỳ kinh nguyệt của bạn đang có dấu hiệu kéo dài, máu kinh xuất hiện nhiều hơn 7 ngày. Đây chính là dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt và chính xác là hiện tượng rong kinh. Vậy rong kinh là như thế nào? Nên làm gì khi bị rong kinh? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu để tìm  cách khắc phục nhé.

Rong kinh là như thế nào, dấu hiệu nhận biết bệnh rong kinh
            Rong kinh là khi thời gian hành kinh của bạn kéo dài trên 7 ngày

Rong kinh (kinh nguyệt kéo dài) là bệnh gì?

Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ sẽ kéo dài từ 28 – 32 ngày, thời gian hành kinh từ 3 – 5 ngày, lượng máu kinh mất đi khoảng từ 50ml – 80ml. Máu kinh bình thường sẽ không đông và có màu đỏ sẫm, có nhiều chất vụn của tế bào niêm mạc âm đạo, tử cung và các vi khuẩn có sẵn trong âm đạo. 

Rong kinh là biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt tương đối phổ biến ở nữ giới, thời gian hành kinh thường kéo dài trên 7 ngày. Mỗi lần thay băng cần phải sử dụng tới 2 băng vệ sinh và cần thay liên tục mỗi giờ. Về đêm, kinh nguyệt vẫn ra nhiều. Máu kinh đông thành cục lớn và làm các chị em đau phần bụng dưới.

Dấu hiệu nhận biết bị rong kinh

Nhiều chị em phụ nữ bị xuất hiện tình trạng rong kinh nhưng lại không hề biết. Để nhận biết được tình trạng này phòng khám đa khoa Đại Lộ Bình Dương đã tổng hợp lại một số dấu hiệu nhận biết rong kinh cơ bản bạn có thể theo dõi.

  • Thời gian hành kinh kéo dài: Hiện tượng xuất huyết kéo dài trên 7 ngày, lượng máu kinh mỗi lần ra nhiều trên khoảng trên 80ml. Tình trạng này tiếp diễn liên tục trong nhiều giờ, chị em phải thay băng vệ sinh liên tục.
  • Lượng máu kinh nhiều hoặc ít bất thường: Lượng máu kinh sẽ tiết ra nhiều hoặc ít một cách bất thường tùy vào cơ địa của từng người. Kinh nguyệt ra nhiều cả ngày lẫn đêm.
  • Màu sắc máu kinh có sự thay đổi: Máu kinh có màu sẫm hơn bình thường, xuất hiện các cục máu đông.
  • Các dấu hiệu khác: Hay bị đau bụng dưới, cơn đau từ âm ỉ đến dữ dội, gây thiếu máu dẫn đến mệt mỏi, choáng váng, khó thở, kém sắc, da mặt xanh xao.
            Khi bị rong kinh lượng máu kinh có thể nhiều hoặc ít bất thường

6 nguyên nhân dẫn đến rong kinh 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới rong kinh kéo dài. Tuy nhiên có một số nguyên nhân sau bạn cần lưu ý đó là:

Mất cân bằng hormone

Trong một chu kỳ kinh nguyệt bình thường, sự cân bằng giữa hormone estrogen và progesterone sẽ điều chỉnh sự tích tụ của niêm mạc tử cung bị bong ra trong chu kỳ kinh nguyệt. Nếu bị mất cân bằng nội tiết tố, nội mạc tử cung sẽ phát triển quá mức và bị bong ra do chảy máu kinh nặng.

Rối loạn chức năng buồng trứng

Trong chu kỳ kinh nguyệt nếu quá trình rụng trứng không xảy ra, cơ thể người phụ nữ sẽ không sản xuất hormone progesterone như chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Từ đó gây mất cân bằng nội tiết tố nữ và dẫn tới hiện tượng rong kinh.

U xơ tử cung

Đây là những khối u lành tính xuất hiện ở tử cung người phụ nữ. Tuy nhiên, nếu khối u không được xử lý kịp thời có thể chuyển nặng gây ra chảy máu kinh nguyệt kéo dài.

Polyp tử cung

Polyp là tình trạng các tế bào nội mạc tử cung phát triển nhanh, tạo thành những khối u nhỏ. Khi mắc Polyp các chị e sẽ bị rong kinh, chậm kinh hoặc kinh nguyệt không đều.

Biến chứng thai kỳ

Nếu chứng rối loạn kinh nguyệt không được thăm khám, xử lý kịp thời sẽ rất dễ để lại những biến chứng thai kỳ như: Nhau thai nằm ở vị trí bất thường, sảy thai, sinh non, thai ngoài tử cung…

Ung thư

Chị em khi chảy máu kinh nhiều bất thường cũng có thể bị mắc ung thư cổ tử cung hoặc ung thư buồng trứng. Khối u có thể di căn sang các cơ quan như: Phổi, gan, xương… khiến việc điều trị trở nên phức tạp và làm giảm khả năng chữa khỏi bệnh.

Qua đây có thể thấy được biến chứng của rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sinh sản của các chị em sau này. Khi gặp phải tình trạng này, bạn nên đến các cơ sở y tế, phòng khám để bác sĩ có những phương pháp điều trị hợp lý. Một trong những địa chỉ thăm khám rong kinh đáng tin cậy đó là phòng khám đa khoa Đại Lộ Bình Dương. Với nhiều năm công tác trong ngành, các bác sĩ có nhiều kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao được rất nhiều chị em tin tưởng.

Nên làm gì khi bị rong kinh?

Khi đã nắm rõ được triệu chứng và nguyên nhân dẫn đến rong kinh, bạn có thể áp dụng các biện pháp dưới đây để cải thiện tình trạng rong kinh.

Lối sống khoa học

  • Cần có lối sống khoa học để tránh bị rong kinh như nghỉ ngơi nhiều hơn khi đến chu kỳ kinh nguyệt sẽ làm giảm tình trạng ra máu quá nhiều. 
  • Giữ cho tâm trạng thoải mái vì mệt mỏi căng thẳng kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến nội tiết tố.
  • Đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya khiến tình trạng rong kinh cũng như chứng rối loạn kéo dài hơn.

Chế độ ăn uống hợp lý

Tăng cường những thực phẩm chứa nhiều chất sắt, kẽm, acid folic và vitamin B6 để giảm tình trạng thiếu sắt dẫn đến thiếu máu, gây mệt mỏi, đau đầu kéo dài. Hạn chế đồ uống và thực phẩm gây kích thích trong chu kỳ kinh nguyệt và dẫn đến rong kinh như rượu, bia, cà phê, nước lạnh, gia vị cay…

Đến các cơ sở y tế, phòng khám

Trong một số trường hợp, rong kinh là dấu hiệu của các bệnh lý gây tổn thương buồng trứng, tử cung như: buồng trứng đa nang, viêm nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung, polyp tử cung…Do đó mà bạn cần thăm khám kịp thời để tránh những biến chứng về sau.

Hy vọng qua bài viết trên bạn đã có thêm hiểu biết về vấn đề rong kinh, nguyên nhân và những ảnh hưởng tới sức khỏe mà chúng để lại, từ đó có biện pháp phòng vừa và điều trị phù hợp nhất. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới tình trạng trên có thể để lại câu hỏi, chúng tôi sẽ phản hồi lại bạn nhanh nhất có thể.

Hỏi bác sĩ
miễn phí