Nhận biết triệu chứng cảnh báo són tiểu và cách cải thiện

Són tiểu là chứng mất kiểm soát bàng quang, một vấn đề phổ biến ở cả nam và nữ. Triệu chứng són tiểu ở mỗi người sẽ khác nhau, nhận biết sớm các biểu hiện của bệnh giúp bạn thăm khám và điều trị kịp thời. 

Són tiểu là gì?

Són tiểu còn được gọi là tiểu són, đái són, chỉ tình trạng rò rỉ nước tiểu ngay cả khi người bệnh không đi tiểu và không có cảm giác buồn tiểu. Tình trạng này xảy ra khi người bệnh mất kiểm soát dòng nước tiểu, không có khả năng nhịn tiểu. 

Tiểu són khiến người bệnh cảm thấy tự ti, mặc cảm, ngại giao tiếp… ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt và công việc hàng ngày. Triệu chứng này có thể gặp ở cả nam và nữ trong mọi độ tuổi. Tuy nhiên, đối tượng mắc bệnh chiếm tỷ lệ cao là người trung tuổi và cao tuổi.

Nhận biết triệu chứng cảnh báo són tiểu và cách cải thiện
Són tiểu là tình trạng mất kiểm soát dòng nước tiểu

Triệu chứng són tiểu là gì?

Triệu chứng són tiểu ở mỗi người bệnh là khác nhau. Trong đó, một số triệu chứng són tiểu phổ biến là:

Són tiểu khi gặp áp lực

Tình trạng són tiểu xảy ra khi bạn tạo áp lực lên bàng quang như ho, hắt hơi, cười, tập thể dục hoặc nâng vật nặng. Quá trình đi tiểu, người bệnh không kiểm soát được dòng nước tiểu, lượng nước tiểu. 

Nước tiểu nhỏ giọt

Nước tiểu thường xuyên nhỏ giọt, rò rỉ ra ngoài một cách không kiểm soát được. Thể tích lượng nước tiểu nhỏ giọt này thường nhỏ tuy nhiên tình trạng này thường xảy ra với mức độ thường xuyên. 

Tiểu trong khi ngủ

Tiểu trong khi ngủ còn được gọi là “đái dầm”, thường gặp ở trẻ em và những người lớn tuổi. Tiểu khi ngủ không nguy hiểm, tuy nhiên nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên và xuất hiện ở trẻ từ trên 5 tuổi, người bệnh cần được thăm khám để tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Tiểu không tự chủ

Người bệnh có cảm giác muốn đi tiểu đột ngột, dữ dội mà không kịp đến nhà vệ sinh. Người bệnh đi tiểu thường xuyên hơn, kể cả ban đêm. Nguyên nhân dẫn đến tiểu không tự chủ thường do nhiễm trùng, rối loạn thần kinh hoặc bệnh tiểu đường gây ra.

Tình trạng són tiểu không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu tình trạng són tiểu diễn ra thường xuyên, bạn nên thăm khám ngay tại các cơ sở y tế. Bởi nếu tình trạng són tiểu kéo dài có thể gây ra các biến chứng như:

  • Ảnh hưởng đến tâm lý và các hoạt động hàng ngày.
  • Tăng nguy cơ té ngã ở người lớn tuổi khi họ cố gắng nhanh chóng vào nhà vệ sinh.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu.
Nhận biết triệu chứng cảnh báo són tiểu và cách cải thiện
Tiểu không tự chủ là triệu chứng phổ biến của són tiểu

Cách cải thiện tình trạng són tiểu

Điều trị són tiểu tùy thuộc vào loại và nguyên nhân gây ra bệnh. Người bệnh có thể cần kết hợp nhiều phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Nếu tình trạng són tiểu mức độ nhẹ, người bệnh có thể được các bác sĩ hướng dẫn điều trị tại nhà bằng cách cải thiện chế độ ăn uống và tập luyện. 

Chú ý đến lượng nước/thực phẩm chứa nước

Để tăng sự kiểm soát bàng quang khi bị són tiểu, người bệnh cần chú ý:

  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
  • Tăng cường ăn các loại chất xơ.
  • Cắt giảm hoặc tránh uống rượu, caffeine.
  • Tránh các loại thực phẩm có tính axit. 
  • Không uống nước trước khi đi ra ngoài và 3-4 giờ trước khi ngủ. 

Tập luyện bàng quang

Tập luyện bàng quang hạn chế chứng són tiểu liên quan đến việc đi tiểu theo một lịch trình. Các bác sĩ sẽ lập một lịch trình cho bạn dựa trên thông tin từ nhật ký đi tiểu của bạn. Sau khi điều chỉnh theo lịch trình, bạn sẽ tăng được khoảng cách giữa các lần đi tiểu. 

Bạn có thể bắt đầu bằng cách cố nhịn tiểu trong 10 phút mỗi khi cảm thấy muốn đi tiểu. Mục đích là kéo dài thời gian giữa các lần đi vệ sinh cho đến khi bạn chỉ đi tiểu 2,5 đến 3,5 giờ một lần.

Bài tập cơ sàn chậu

Bác sĩ có thể khuyến nghị bạn thực hiện các bài tập này thường xuyên để tăng cường các cơ giúp kiểm soát việc đi tiểu. Bài tập này còn được gọi là bài tập Kegel giúp thắt chặt và thư giãn các cơ sàn chậu một cách khoa học để kiểm soát hiệu quả dòng chảy của nước tiểu. 

Tập luyện tiểu ngắt quãng

Tiểu ngắt quãng là cách giúp người bệnh làm trống bàng quang hoàn toàn để tránh tình trạng són tiểu khi bàng quang đầy. Tiểu ngắt quãng có nghĩa là đi tiểu sau đó đợi một vài phút và tiểu lại.

Nhận biết triệu chứng cảnh báo són tiểu và cách cải thiện
Són tiểu cần thăm khám y bác sĩ để được tư vấn

Nếu các phương pháp điều trị này không hiệu quả, các bác sĩ có thể đề xuất người bệnh các tùy chọn khác như:

  • Dùng thuốc: Sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh, triệu chứng và nguyên nhân gây són tiểu. Các loại thuốc này cần được kê đơn theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không tự ý mua và sử dụng thuốc, điều này có thể dẫn tới những biến chứng không mong muốn. 
  • Thu nhỏ tuyến tiền liệt: Phương pháp thu nhỏ tuyến tiền liệt này áp dụng cho nam giới, giúp cải thiện lưu lượng nước tiểu. Phương pháp này chỉ được chỉ định trong trường hợp tuyến tiền liệt của nam giới có kích thước bất thường. 
  • Đặt vòng nâng Pessary: Đây là một dụng cụ nhỏ bằng nhựa hoặc silicon có hình dạng giống như chiếc bánh nhỏ, được đặt vào âm đạo. Pessary giúp đẩy thành âm đạo và niệu đạo lên, hỗ trợ các cơ sàn chậu, từ đó giảm tình trạng tiểu són. Có nhiều loại Pessary khác nhau và bác sĩ sẽ là người quyết định loại phù hợp với bạn.
  • Kích thích thần kinh làm giảm chứng tiểu són: Phương pháp kích thích thần kinh này sử dụng xung điện nhẹ để kích thích các dây thần kinh trong bàng quang. Nhờ đó, các xung động có thể làm tăng lưu lượng máu đến bàng quang và tăng cường các cơ giúp kiểm soát bàng quang.

Trên đây là những triệu chứng són tiểu điển hình và cách cải thiện những triệu chứng này. Nhìn chung, chứng són tiểu cần được thăm khám và điều trị sớm để hạn chế biến chứng không mong muốn. Đừng quên liên hệ phòng khám đa khoa Đại Lộ Bình Dương theo hotline 0902 757 692 để được tư vấn thêm. 

Hỏi bác sĩ
miễn phí