Giang mai tiềm ẩn là như thế nào, bệnh có lây nhiễm không 

Giang mai là bệnh nguy hiểm nhất trong các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Đặc biệt là giai đoạn giang mai tiềm ẩn rất khó phát hiện và gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Vậy giang mai ẩn là gì, có lây nhiễm không? Các chuyên gia của Phòng khám Đại Lộ Bình Dương sẽ giải đáp cụ thể qua bài viết dưới đây. 

Giang mai tiềm ẩn là gì? 

Giang mai là bệnh do xoắn khuẩn trùng Treponema Pallidum gây nên với khả năng phát triển chậm và gây khó khăn khi điều trị. Xoắn khuẩn trùng Treponema Pallidum khi xâm nhập và máu sẽ gây ra những tổn thương ở khắp các bộ phận trên cơ thể. 

Nguyên nhân lây bệnh giang mai thường do ba con đường chính là: 

  • Quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm bệnh giang mai.
  • Lây nhiễm giang mai qua truyền máu với người nhiễm xoắn khuẩn.
  • Bệnh giang mai bẩm sinh do mẹ nhiễm bệnh khi mang thai. 
Giang mai tiềm ẩn là như thế nào, bệnh có lây nhiễm không 
Giang mai do xoắn khuẩn trùng Treponema Pallidum gây nên

Giang mai có thời gian ủ bệnh khoảng 3 – 4 tuần, sau đó các triệu chứng của bệnh được chia thành hai giai đoạn gồm:    

  • Giang mai thời kỳ 1 (săng giang mai): Dấu hiệu điển hình là xuất hiện vết loét nhỏ còn được gọi là săng giang mai. Các nốt săng giang mai có hình bầu dục hoặc hình tròn, màu đỏ tươi, cứng và không đau. Săng giang mai thường xuất hiện ở âm dạo, hậu môn, dương vật. 
  • Giang mai thời kỳ 2 (sẩn giang mai): Sau vài tuần săng giang mai lành và có thể xuất hiện tổn thương ở lòng bàn tay, lòng bàn chân. Đó là những nốt phát ban giống như mụn nước và không gây ngứa. Một số trường hợp có dấu hiệu giống như cúm, đau đầu và đau cơ. 
  • Giang mai tiềm ẩn: Giang mai ở giai đoạn tiềm ẩn không có dấu hiệu rõ ràng và nếu không được điều trị bệnh sẽ tồn tại trong cơ thể kéo dài nhiều năm. Ở giai đoạn này người bệnh gặp các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe và cần được điều trị ngay cả khi không có biểu hiện. 
  • Giang mai thời kỳ 3 (biến chứng): Nếu không được điều trị bệnh giang mai sẽ chuyển sang giai đoạn cuối. Khi đó người bệnh sẽ gặp các biến chứng về xương khớp, mạch máu, tim, mắt, gan, thần kinh, tổn thương não hoặc có nguy cơ tử vong.  

Các triệu chứng của bệnh giang mai ẩn phát triển xen kẽ trong các thời kỳ của bệnh. Trong đó, có những giai đoạn bệnh không có bất kỳ triệu chứng nào và vẫn có khả năng lây nhiễm nếu có tiếp xúc. Phụ nữ mang thai nhiễm giang mai tiềm ẩn sẽ lây truyền bệnh cho em bé sau sinh và gây ra những biến chứng nguy hiểm. 

Các giai đoạn phát triển của bệnh giang mai

Để hiểu rõ về giang mai tiềm ẩn, bạn cũng nên tìm hiểu các giai đoạn phát triển của bệnh dưới đây: 

Bệnh giang mai kín sớm 

Các triệu chứng của bệnh giang mai sẽ biến mất sau 2 – 6 tháng lây nhiễm và bước vào giai đoạn giang mai kín sớm. Bệnh có thể không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào vì vậy rất dễ lây nhiễm cho người khác. Cách duy nhất để phát hiện giang mai kín sớm là xét nghiệm máu. 

  • Giang mai thời kỳ I: Sau thời gian ủ bệnh 3 – 4 tuần sẽ xuất hiện săng giang mai. Đó là những vết trợt ở bộ phận sinh dục không đỏ, không gây ngứa và không đau. Trong một số trường hợp kèm theo triệu chứng nổi hạch và nếu không điều trị sẽ lan ra toàn thân. 
  • Giang mai thời kỳ II: Săng giang mai phát triển khoảng 6 – 8 tuần và lây lan ra toàn thân trên da của người bệnh. Biểu hiện thường gặp nhất là sẩn giang mai, sưng hạch, đào ban giang mai… Khi đó người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức xương khớp, mệt mỏi. 

Giang mai kín muộn 

Bệnh giang mai tiềm ẩn ít có nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người khác. Vì vậy, nhiều người nghĩ rằng bệnh đã khỏi, nhưng thực tế giang mai kín muộn vẫn có nguy cơ lây nhiễm từ mẹ sang con và gây giang mai bẩm sinh. 

Thời kỳ bệnh giang mai kín muộn có thể kéo dài trong vài năm hoặc suốt đời nhưng không có triệu chứng gì điển hình. Trong đó có một số trường hợp xuất hiện triệu chứng của giang mai thời kỳ III. 

Bệnh giang mai thời kỳ III thường phát triển từ năm thứ 3 sau khi nhiễm bệnh. Lúc này người bệnh sẽ thấy xuất hiện những tổn thương trên da, xương khớp, hệ thần kinh hay tim mạch.  

Giang mai tiềm ẩn là như thế nào, bệnh có lây nhiễm không 
Bệnh giang mai tiềm ẩn gây ra những tổn thương trên da

Chẩn đoán bệnh giang mai tiềm ẩn như thế nào? 

Bệnh giang mai tiềm ẩn không có những triệu chứng lâm sàng, vì vậy người bệnh thường khó khăn phát hiện và chữa trị. Vì vậy, để chẩn đoán giang mai tiềm ẩn người bệnh có thể áp dụng những phương pháp xét nghiệm dưới đây: 

  • Xét nghiệm phản ứng sàng lọc RPR: Đây là phương pháp xét nghiệm giúp phát hiện giang mai tiềm ẩn sớm. Sàng lọc RPR giúp kiểm tra xem có kháng thể giang mai không và nếu kết quả dương tính là nhiễm bệnh. Kết quả xét nghiệm phản ứng sàng lọc RPR chỉ mang tính tương đối, vì vẫn có kết quả dương tính giả ở giai đoạn đầu, cuối hoặc bệnh nhân có hệ miễn dịch kèm. 
  • Xét nghiệm kháng thể FTA – ABS: Phương pháp này có cơ chế hoạt động giống như sàng lọc RPR. Tuy nhiên, khi xét nghiệm kháng thể FTA – ABS sẽ chẩn đoán được dịch não tủy và máu nên kết quả chi tiết hơn. Khi đó người bệnh sẽ phát hiện được giang mai tiềm ẩn và các bệnh nhiễm trùng khác.
  • Xét nghiệm TPPA: Bác sĩ sẽ lấy lượng nhỏ tế bào tủy sống để làm xét nghiệm thử thuốc với huyết thanh của người bệnh. Nếu thấy các hạt gelatin tụ lại có nghĩa là bệnh nhân đang bị nhiễm giang mai kín. 

Cách điều trị giang mai tiềm ẩn như thế nào? 

Giang mai tiềm ẩn là bệnh rất nguy hiểm, không chỉ khó phát hiện mà còn âm thầm gây ra những biến chứng tới sức khỏe và có thể gây ảnh hưởng tới tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Chính vì vậy, khi thấy có bất kỳ triệu chứng nào nghi ngờ nhiễm giang mai người bệnh nên đi thăm khám khám. 

Phòng khám Đa khoa Đại Lộ Bình Dương là địa chỉ uy tín được nhiều người bệnh tin tưởng hiện nay. Sau khi thăm khám và làm xét nghiệm, các bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị giang mai tiềm ẩn hiệu quả. Cụ thể: 

  • Dùng thuốc kháng sinh đặc hiệu: Đối với giang mai ở mức độ nhẹ và chưa có triệu chứng lan rộng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh đặc hiệu để ức chế sự phát triển của xoắn khuẩn. Lưu ý người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà và cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. 
  • Cân bằng miễn dịch DNA: Đây là phương pháp điều trị giang mai hiệu quả nhất hiện nay giúp phân tích sinh hóa xoắn khuẩn giang mai. Căn cứ vào đó bác sĩ sẽ có cách cân bằng miễn dịch DNA phù hợp với tình trạng bệnh và tiêu diệt xoắn khuẩn gây bệnh. Ưu điểm của phương pháp này là không đau, không chảy máu, không để lại sẹo và mau lành vết thương. 

Nếu có bất kỳ thắc mắc gì cần được tư vấn về giang mai tiềm ẩn hoặc đặt lịch thăm khám ngoài giờ hành chính. Bạn có thể liên hệ tới số hotline 0901 951 254 hoặc tới trực tiếp phòng khám ở địa chỉ số 54 Đại lộ Bình Dương, Lái Thiêu, Thuận An, Bình Dương để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now

Hỏi bác sĩ
miễn phí