Chậm/ trễ kinh có phải là bệnh hay không?

Chu kỳ kinh nguyệt được xem là “tấm gương” phản ánh tình trạng sức khỏe của phụ nữ.  Khi nữ giới có vấn đề bất thường ở chu kỳ kinh nguyệt trong đó có chậm kinh đều có liên quan đến tình trạng sinh sản và sức khỏe. Vậy, chậm/ trễ kinh có phải là bệnh hay không?

Chậm kinh do vấn đề sinh lý

Chậm kinh có thể do các vấn đề về sinh lý như:

Luyện tập thể thao quá sức 

Nếu bạn luyện tập thể thao quá sức với cường độ mạnh mà không bổ sung đủ lượng calo có thể khiến cơ thể không sản xuất đủ estrogen duy trì chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Do đó, bạn cần chú ý vận động nhẹ nhàng, bổ sung đầy đủ dưỡng chất để cơ thể trở lại trạng thái cân bằng. 

Dấu hiệu mang thai

Khi trứng và tinh trùng gặp nhau, lớp niêm mạc bên trong tử cung sẽ dần dày lên để phôi thai làm tổ. Chính vì vậy, trong suốt quá trình mang thai, nữ giới sẽ không xuất hiện kinh nguyệt. Như vậy, hiện tượng chậm kinh có thể là dấu hiệu của việc mang thai. Bạn có thể sử dụng que thử thai hoặc xét nghiệm máu để xác định chính xác việc có mang thai hay không. 

Chậm/ trễ kinh có phải là bệnh hay không?
Mang thai gây nên tình trạng chậm kinh

Thường xuyên căng thẳng, stress

Nữ giới thường xuyên căng thẳng dễ sản sinh ra các hormone như adrenaline và cortisol gây chậm kinh. Chính vì thế, nữ giới nên chú ý điều chỉnh cảm xúc để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chu kỳ kinh nguyệt. 

Tác dụng phụ của thuốc

Chu kỳ kinh nguyệt có thể bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của các loại thuốc, gây trễ kinh. Một số loại thuốc điều trị bệnh có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt là: thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, thuốc nội tiết tố, thuốc tránh thai, corticosteroids và các loại thuốc dùng trong hóa trị.

Cân nặng thay đổi đột ngột

Việc giảm cân quá mức khiến lượng estrogen để xây dựng lớp niêm mạc tử cung không đủ dẫn đến chậm kinh thậm chí vô kinh. Ngược lại, khi nữ giới tăng cân quá nhanh khiến cơ thể sản xuất quá nhiều estrogen trong một thời gian ngắn khiến lớp nội mạc tử cung không ổn định cũng là nguyên nhân dẫn đến trễ kinh. 

Sử dụng nhiều loại chất kích thích

Các loại chất kích thích từ rượu bia, thuốc lá gây tác động xấu đến sức khỏe nữ giới đặc biệt là nội tiết tố. Vì vậy, sử dụng các loại chất kích thích này thường xuyên là nguyên nhân dẫn đến chậm kinh và vấn đề sinh sản ở nữ giới. 

Dấu hiệu của tình trạng tiền mãn kinh

Khi nữ giới bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là cơ thể bắt đầu tạo ra ít estrogen hơn ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Vì vậy, tình trạng tiền mãn kinh có thể là nguyên nhân gây ra vấn đề chậm kinh nguyệt ở nữ giới. 

Trễ kinh do mắc các bệnh lý

Ngoài các vấn đề về sinh lý, chậm kinh cũng có thể báo hiệu cơ thể nữ giới đang găp một số vấn đề về bệnh lý, tiêu biểu như:

Đa nang buồng trứng

Khi nữ giới gặp vấn đề đa nang buồng trứng khiến nội tiết tố bị rối loạn, xuất hiện nhiều nang nhỏ trong buồng trứng và ngăn cản quá trình rụng trứng xảy ra. Chính vì vậy, nữ giới gặp tình trạng đa nang buồng trứng thường đối mặt với các vấn đề như chậm kinh, đau bụng, tâm trạng bất thường… 

Tình trạng đa nang buồng trứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh như: vấn đề về insulin gây tiểu đường, ung thư nội mạc tử cung… 

Rối loạn nội tiết

Khi rối loạn nội tiết tố dẫn đến kinh nguyệt không đều, chậm kinh. Lúc này, tuyến yên và buồng trứng hoạt động không bình thường gây ra mất cân bằng nội tiết tố. Rối loạn nội tiết thường gặp nhiều ở nữ giới trung tuổi, người thường xuyên mệt mỏi, căng thẳng… 

Bệnh lý phụ khoa

Các bệnh lý phụ khoa cũng là nguyên nhân gây chậm kinh ở nữ giới. Tiêu biểu có thể kể đến u xơ tử cung, suy buồng trứng, viêm lộ tuyến tử cung, viêm buồng trứng…  Những bệnh lý này tác động trực tiếp đến sức khỏe sinh sản và chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới nếu không được điều trị sớm.

Chậm/ trễ kinh có phải là bệnh hay không?
Bệnh đa nang buồng trứng khiến nữ giới chậm kinh

Do vấn đề về tuyến giáp

Tuyến giáp là một trong những bộ phận giúp kiểm soát hormone, điều chỉnh sự trao đổi chất cũng như tương tác với nhiều bộ phận khác trong cơ thể để đảm bảo nội tiết tố hoạt động bình thường. 

Một số vấn đề bất thường tại tuyến giáp như tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp), tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp, nhược giáp) đều có khả năng gây ra những thay đổi trong kỳ kinh nguyệt dẫn đến chậm kinh.

Cần làm gì khi có dấu hiệu chậm kinh/ trễ kinh

Để nhận biết được rõ các vấn đề liên quan đến chậm kinh thì chị em nên chú ý quan sát, theo dõi chu kỳ kinh của mình, xem có những biểu hiện bất thường nào không? Ví dụ, ngoài chậm kinh có kèm theo các vấn đề như máu kinh vón cục, mùi khó chịu hay màu sắc lạ không để thăm khám kịp thời. 

Khó có thể khẳng định chính xác chậm kinh có phải do bệnh lý hay không. Vì vậy, bên cạnh việc theo dõi chu kỳ kinh nguyệt, chị em nên thăm khám sản khoa để tìm ra nguyên nhân chính xác và có hướng xử lý kịp thời. 

Vấn đề chậm kinh không nên xem thường, chị em nên lựa chọn địa chỉ thăm khám uy tín để được tư vấn cụ thể. Phòng khám Đại Lộ Bình Dương sẽ là lựa chọn đồng hành cùng chị em phụ nữ, giúp chị em an tâm về sức khỏe sản phụ khoa. 

Tại phòng khám, chị em được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm để xác định chính xác nguyên nhân và có hướng điều trị chậm kinh phù hợp. Quy trình khám chữa bệnh tại phòng khám nhanh chóng, không mất thời gian chờ đợi và bảo mật thông tin cá nhân tuyệt đối. Đến ngay tại phòng khám số 54 Đại Lộ Bình Dương, Bình Hòa, Lái Thiêu, Thuận An để được tư vấn chi tiết.

Đừng để vấn đề chậm kinh trở nên phức tạp và nguy hiểm nếu không thăm khám và điều trị kịp thời. Bạn hãy chủ động và thăm khám kịp thời để an tâm về sức khỏe nói chung và tình trạng sản khoa nói riêng. Chúc bạn sớm cải thiện nhanh chóng vấn đề về chậm kinh.

Hỏi bác sĩ
miễn phí