Viêm đường tiết niệu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Viêm đường tiết niệu là một trong những bệnh lý phổ biến mà nhiều người mắc phải hiện nay. Bệnh không chỉ gây khó chịu mà còn dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Bởi vậy, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo bạn nên tìm hiểu thông tin cơ bản về bệnh lý này. Qua đó giúp bạn phát hiện điều trị bệnh sớm cũng như chủ động phòng tránh bệnh được tốt hơn.

Viêm đường tiết niệu là bệnh gì?

Các cơ quan của hệ tiết niệu bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Viêm đường tiết niệu hay còn gọi là nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng niệu, nhiễm trùng đường tiểu. Đây là tình trạng một hoặc toàn bộ cơ quan của hệ tiết niệu bị vi khuẩn, virus tấn công gây ra những tổn thương, viêm nhiễm.

Nhiễm khuẩn tiết niệu được phân loại theo nhiều cách khác nhau như:

Theo vị trí: Tùy thuộc vào vị trí viêm nhiễm sẽ bao gồm:

  • Nhiễm khuẩn tiết niệu trên: Viêm bể thận – thận cấp. Viêm thận – bể thận mãn tính. Viêm thận ngược chiều, áp xe thận, thận hư mủ.
  • Nhiễm khuẩn tiết niệu dưới: Viêm bàng quang, (viêm niệu đạo, viêm tiền liệt tuyến) ở nam giới

Theo diễn biến: Tùy thuộc vào mức độ bệnh sẽ có:

  • Nhiễm trùng tiết niệu không biến chứng.
  • Nhiễm trùng tiết niệu biến chứng (bệnh tái phát nhiều lần).

Viêm đường tiết niệu thường bắt đầu từ niệu đạo. Vi khuẩn thường gây viêm nhiễm tại niệu đạo trước. Khi  không được phát hiện và điều trị sớm, chúng xâm nhập vào bàng quang, lên niệu quản và nghiêm trọng nhất là viêm nhiễm ở thận. 

Nếu không được điều trị sớm, bệnh không chỉ  ảnh hưởng đến sinh hoạt. Viêm nhiễm ở thận có thể gây suy thận đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.

Viêm đường tiết niệu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
Viêm đường tiết niệu là bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe

Những nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu

Phần lớn nguyên nhân dẫn đến viêm đường tiết niệu là do khuẩn E.coli. Đây là vi khuẩn vốn tồn tại ở phân trong đại tràng đi vào vùng sinh dục ngoài đi vào niệu đạo, bàng quang là lây lan đến cơ quan xung quanh.

Một số vi khuẩn khác có thể gây bệnh nhưng ít gặp hơn. Chẳng hạn như vi khuẩn đường ruột ký sinh tại ruột già. Hoặc là biến chứng của một số bệnh lý khác như sỏi tiết niệu, đái tháo đường.

Những con đường thuận lợi để vi khuẩn gây viêm đường tiết niệu gồm:

Thói quen sinh hoạt xấu

Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ hoặc sai cách là yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn phát triển mạnh và gây bệnh. Đó có thể là các thói quen như thụt rửa âm đạo sâu, lau vệ sinh từ sau ra trước. Hoặc thói quen nhịn tiểu quá lâu cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Q.u.a.n h.ệ tình dục thiếu lành mạnh

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến cho không ít người mắc bệnh. Q.u.a.n h.ệ không an toàn với những người đang mắc bệnh lây nhiễm. Q.u.a.n h.ệ thô bạo khiến cho vùng sinh dục bị tổn thương. Đây chính là những yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.

Mắc bệnh viêm nhiễm không được điều trị kịp thời

Nếu bạn đang có các bệnh viêm nhiễm vùng chậu mà không được điều trị sớm phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Vi khuẩn gây bệnh hoàn toàn có thể lây lan hệ tiết niệu và gây viêm nhiễm, tổn thương tại đây.

Một số nguyên nhân khác

Ngoài ra bạn bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu còn có thể là do:

  • Sử dụng các loại thuốc đặc trị, nhóm thuốc kháng sinh trong thời gian dài.
  • Hệ miễn dịch suy giảm do mắc các bệnh lý khác trước đó.
  • Sử dụng các biện pháp ngừa thai như chất diệt tinh trùng, màng ngăn âm đạo.
  • Đặt ống sonde tiểu trong thời gian dài do hôn mê, do khó khăn khi tiểu hoặc mắc các bệnh về hệ thần kinh trung ương.
  • Bị dị tật đường tiết niệu hoặc thực hiện các thủ thuật về tiết niệu nhưng không đảm bảo yếu tố vô trùng

Triệu chứng viêm đường tiết niệu

Nếu bị nhiễm trùng đường tiết niệu bạn có thể xuất hiện các triệu chứng như:

  • Đau buốt hoặc có cảm giác nóng rát khi đi tiểu.
  • Buồn tiểu thường xuyên, đi tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu mỗi lần đào thải rất ít.
  • Nước tiểu có thể lẫn máu hoặc có nhiều bọt bất thường.
  • Màu nước tiểu có thể thay đổi biến thành màu đỏ hồng hoặc màu cola.
  • Thường xuyên có cảm giác đau ở vùng chậu, đặc biệt là tại xương chậu và quanh xương mu.
  • Nước tiểu có mùi nặng.
  • Đôi khi có thể xuất hiện các triệu chứng toàn thân như sốt, rét run, đau bụng dưới hoặc hai hố thận.

Tùy thuộc vào mức độ bệnh ở mỗi người mà các triệu chứng xuất hiện sẽ khác nhau. Tuy nhiên nếu nhận thấy những dấu hiệu nghi ngờ bệnh bạn nên chủ động thăm khám điều trị sớm. Bởi bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt mà còn gây hại cho sức khỏe. Nếu dẫn đến nhiễm trùng thận có thể đe dọa tính mạng người bệnh. 

Viêm đường tiết niệu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
Triệu chứng của bệnh thường khá điển hình, dễ nhận biết

Điều trị viêm đường tiết niệu

Để điều trị bệnh an toàn bạn cần đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín thăm khám.

Chẩn đoán viêm đường tiết niệu

Thông thường bác sĩ sau khi thăm khám lâm sàng, khai thác tiền sử bệnh có thể chỉ định bạn thực hiện các xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm nước tiểu: tìm kiếm vi khuẩn trong nước tiểu, đếm số lượng tế bào bạch cầu trong nước tiểu để kiểm tra tình trạng nhiễm trùng.
  • Cấy nước tiểu: Xác định loại vi sinh vật gây nhiễm trùng để đưa ra phác đồ điều trị bệnh phù hợp.
  • Phân tích tế bào máu: Nhằm xác định vi khuẩn đã vào hệ tuần hoàn hay chưa.
  • Một số phương pháp khác: Nội soi bàng quang, siêu âm, chụp CT nhằm xác định tình trạng tổn thương ở đường tiết niệu.

Điều trị bệnh viêm đường tiết niệu

Tùy thuộc vào mức độ tổn thương, viêm nhiễm mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Cách điều trị bệnh mang lại hiệu quả cao đang được áp dụng hiện nay là dùng thuốc kháng viêm đường niệu.

  • Trường hợp viêm nhiễm ở mức độ nhẹ có thể dùng thuốc trong thời gian ngắn. Thuốc có tác dụng cải thiện các dấu hiệu bệnh và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
  • Trường hợp bệnh nặng hoặc tái phát nhiều lần sẽ cần điều trị tại cơ sở y tế. Căn cứ vào tình trạng cụ thể bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị riêng cho từng trường hợp.

Điều quan trọng trong điều trị bệnh là bạn cần thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ. Sử dụng thuốc đúng liệu trình và kiêng khem theo hướng dẫn để có được kết quả tốt nhất.

Nếu bạn muốn thăm khám và điều trị viêm đường tiết niệu tại Bình Dương. bạn có thể đến phòng khám đa khoa Đại Lộ Bình Dương. Tại đây có các bác sĩ đã thăm khám và điều trị thành công cho rất nhiều trường hợp. Với phương pháp hiện đại cùng sự hỗ trợ của thiết bị máy móc tiên tiến, dịch vụ y tế chất lượng cao sẽ giúp khám chữa bệnh được nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Phòng khám có địa chỉ tại 54 Đại Lộ Bình Dương, Bình Hòa. Lái Thiêu, Thuận An, Bình Dương. Hoặc bạn có thể liên hệ hotline 0902 757 692 để được đặt lịch trước.

Hỏi bác sĩ
miễn phí