Tìm hiểu nguyên nhân gây xoắn tinh hoàn và cách phòng tránh bệnh

Xoắn tinh hoàn xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh là điều cần thiết để có thể điều trị bệnh hiệu quả. Đây cũng là yếu tố quan trọng để bạn có thể chủ động phòng tránh xoắn tinh hoàn. Vậy chính xác nguyên nhân gây xoắn tinh hoàn là gì? Hãy cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để được giải đáp.

Nguyên nhân gây xoắn tinh hoàn là gì?

Xoắn tinh hoàn là tình trạng thừng tinh bị tác động xoắn quanh trục dẫn đến tắc nghẽn, phù nề, xung huyết. Xoắn tinh hoàn được chia làm hai nhóm là:
  • Xoắn tinh mạc ngoài: Thường xảy ra ở trẻ nhỏ khi dây chằng bìu tinh hoàn chưa được cố định hoàn toàn. Khi tinh hoàn di chuyển và tự xoay quanh trục một cách tự do trong bìu dẫn đến bị xoắn.
  • Xoắn trong tinh mạc: Thường gặp ở nam giới trưởng thành do sự bất thường của thừng tinh và tinh mạc bám cao. Điều này khiến cho tinh hoàn di động giống như 1 quả lắc chuông gây xoắn tinh hoàn.
Biểu hiện thường thấy ở những người bị xoắn tinh hoàn là sưng và đau ở một bên tinh hoàn. Cơn đau xuất hiện một cách đột ngột hay gặp nhất là khi đang ngủ và có dấu hiệu tăng dần. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết nguyên nhân chính xác khiến nam giới bị xoắn tinh hoàn đến nay chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên có những yếu tố được cho là làm tăng nguy cơ gây bệnh như:

Chấn thương

Những chấn thương trong quá trình lao động, chơi thể thao hoặc tai nạn khiến cho tinh hoàn bị tổn thương. Tình trạng này không chỉ khiến cho tinh hoàn sưng đau mà còn làm tăng nguy cơ bị xoắn tinh hoàn.
Tìm hiểu nguyên nhân gây xoắn tinh hoàn và cách phòng tránh bệnh
Những chấn thương khi chơi thể thao làm tăng nguy cơ xoắn tinh hoàn

Bất thường bẩm sinh tại cấu trúc tinh hoàn

Nguyên nhân bị xoắn tinh hoàn này thường phổ biến ở trẻ nhỏ. Bình thường dây thừng tinh sẽ đóng vai trò cố định tinh hoàn và cung cấp máu đến tinh hoàn, đưa tinh trùng ra bên ngoài.  Khi còn nằm trong bụng mẹ tinh hoàn của thai nhi có vị trí ở lưng gần bên thận. Đến khoảng tháng thứ 3 của thai kỳ thì tinh hoàn mới di chuyển xuống dưới. Đến tháng thứ 7 của thai kỳ tinh hoàn sẽ dính vào thành bụng rồi từ từ di chuyển đến thành bìu.  Thời điểm này dây thừng tinh đóng vai trò là sợi dây nối kết tinh hoàn và cơ thể. Vậy nhưng ở một số trường hợp quá trình này diễn ra bất thường. Tinh hoàn không đi xuống thành bìu mà ngược lên thành bụng hoặc xuống sâu dưới ống bẹn.  Những bất thường này là nguyên nhân gây xoắn tinh hoàn bẩm sinh. Thực tế vẫn không hiếm những trường hợp bị xoắn tinh hoàn từ nguyên nhân này.

Một số nguyên nhân gây xoắn tinh hoàn khác

Ngoài những nguyên nhân trên, xoắn tinh hoàn còn được cho là bắt nguồn từ một số yếu tố nguy cơ khác như:
  • Môi trường thay đổi, lạnh đột ngột khiến cho cơ bìu co lại, tinh hoàn kéo sát hơn về cơ thể. 
  • Mặc quần lót quá chật cũng khiến cho tinh hoàn bị chèn ép, gây tổn thương. Đây cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Q.u.a.n h.ệ tình dục thô bạo hoặc thử các tư thế khó, nguy hiểm. Điều này khiến cho tinh hoàn bị tổn thương và làm tăng nguy cơ xoắn tinh hoàn.
  • Thói quen nằm nghiêng 1 bên hoặc nằm sấp trong thời gian dài sẽ khiến tinh hoàn bị ép chặt, chịu áp lực lớn. Hoặc khi ngủ vặn đùi sang hai bên cũng làm tăng nguy cơ bị xoắn tinh hoàn.
Đây là những yếu tố làm tăng nguy cơ bị xoắn tinh hoàn ở nam giới mà bạn có thể tham khảo. Muốn biết chính xác nguyên nhân xoắn tinh hoàn là gì, khi có dấu hiệu bệnh bạn cần chủ động thăm khám sớm. Các bác sĩ sẽ kiểm tra, xác định nguyên nhân và tình trạng. Qua đó có biện pháp xử lý kịp thời giúp bạn tránh được những biến chứng nguy hiểm. 

Tinh hoàn bị xoắn nguy hiểm như thế nào?

Xoắn tinh hoàn là bệnh lý rất nguy hiểm bởi các biến chứng của bệnh xảy ra rất nhanh. Thời gian vàng để cấp cứu bệnh chỉ vỏn vẹn trong vòng 6 tiếng tính từ khi khởi phát bệnh. Nếu được phát hiện và điều trị trong thời gian này thì khả năng bảo toàn chức năng tinh hoàn là cao nhất, có thể đạt 100%.
Tìm hiểu nguyên nhân gây xoắn tinh hoàn và cách phòng tránh bệnh
Tinh hoàn bị xoắn có thể gây hoại tử phải cắt bỏ tinh hoàn
Càng cứu chữa muộn thì khả năng giữ được tinh hoàn càng giảm đi. Nếu như cấp cứu muộn sau 24 tiếng từ khi phát bệnh thì sẽ không cứu được tinh hoàn. Những biến chứng nguy hiểm mà người bệnh phải đối mặt lúc này có thể kể đến như:
  • Bên tinh hoàn bị tổn thương có thể hoại tử, nhiễm trùng tinh hoàn. Làm tăng nguy cơ nhiễm trùng máu đe dọa tính mạng người bệnh.
  • Khiến người bệnh bị teo tinh hoàn, làm giảm hoặc mất đi khả năng sản xuất tinh hoàn. Nam giới giảm khả năng sinh sản, khó có con hơn.
  • Cắt bỏ hoàn toàn tinh hoàn khiến cho nam giới bị vô sinh, vĩnh viễn mất đi cơ hội làm cha.
Bởi vậy khi có dấu hiệu nghi ngờ xoắn tinh hoàn bạn cần chủ động khám chữa càng sớm càng tốt. Các trường hợp bị xoắn tinh hoàn sẽ được chỉ định phẫu thuật tháo xoắn.

Cách phòng tránh bệnh xoắn tinh hoàn

Có thể thấy xoắn tinh hoàn là bệnh lý rất nguy hiểm. Để ngăn chặn biến chứng không hay của bệnh tốt nhất bạn nên chủ động phòng tránh xoắn tinh hoàn.
Tìm hiểu nguyên nhân gây xoắn tinh hoàn và cách phòng tránh bệnh
Không nên nằm úp để tránh gây áp lực lên tinh hoàn
Từ những nguyên nhân gây xoắn tinh hoàn, bạn có thể xây dựng các phương pháp phòng tránh bệnh như:
  • Hạn chế việc nằm nghiêng 1 tư thế quá lâu, không nằm sấp, nằm vặn đùi.
  • Hãy mặc quần lót có kích thước phù hợp, chọn quần có chất liệu mềm mại, thoáng mát.
  • Nên thường xuyên vận động, tập luyện thể dục thể thao. Nhưng hãy tập luyện đúng cách và biết cách bảo vệ vùng sinh dục để tránh va chạm, chấn thương nguy hiểm.
  • Có tần suất sinh hoạt tình dục hợp lý, tránh q.u.a.n h.ệ hoặc thủ dâm thô bạo. Không nên thử những tư thế quá khó hoặc quá nguy hiểm để tránh tổn thương đến cơ quan sinh dục.
  • Nên thăm khám sức khỏe nam khoa định kỳ để kiểm tra và theo dõi được các bất thường về sức khỏe nói chung và vùng sinh dục nói riêng. 
  • Khi có các dấu hiệu nghi ngờ bệnh hãy khám chữa càng sớm càng tốt, tránh chậm trễ dẫn đến biến chứng không hay.
Trên đây là một vài thông tin về nguyên nhân gây xoắn tinh hoàn mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng đã cung cấp được những kiến thức bổ ích và giúp bạn biết cách phòng tránh bệnh. Nếu còn điều gì thắc mắc về bệnh lý này bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa qua hotline 0902 757 692.
Hỏi bác sĩ
miễn phí