Són tiểu có nguy hiểm không, ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào? 

Són tiểu là hiện tượng rò rỉ nước tiểu không tự chủ gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe của người bệnh. Vậy són tiểu có nguy hiểm không, ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe. Cùng lắng nghe giải đáp từ các chuyên gia tại phòng khám đa khoa Đại Lộ Bình Dương tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau.

Tìm hiểu chung về són tiểu 

Để giải đáp được thắc mắc són tiểu có nguy hiểm không, trước hết bạn cũng cần tìm hiểu khái quát về căn bệnh này. Són tiểu là tình trạng phần cuối cùng của nước tiểu rớt lại và són qua niệu đạo khiến cho dòng tiểu chảy chậm. Có rất nhiều nguyên nhân gây són tiểu, thường gặp nhất phải kể đến các bệnh lý như: Ung thư tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt, viêm bàng quang kẽ, sỏi bàng quang, nhiễm trùng đường tiết niệu… 

Ngoài ra còn phải kể tới những nguyên nhân tiềm ẩn dẫn tới bàng quang mất khả năng kiểm soát như: Tuổi tác, phẫu thuật, táo bón, tác dụng phụ của thuốc, thói quen sinh hoạt không lành mạnh… 

Khi bị són tiểu người bệnh có dấu hiệu điển hình như:

  • Rò rỉ nước tiểu ra ngoài
  • Thường xuyên đi tiểu vào ban đêm
  • Nước tiểu có mùi hôi 
  • Đau nhức khi đi tiểu
  • Cảm thấy khó chịu ở vùng háng
Són tiểu có nguy hiểm không, ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào? 
Són tiểu gây khó chịu ở vùng háng

Són tiểu có nguy hiểm không? 

Vậy són tiểu có nguy hiểm không? Theo các chuyên gia tại phòng khám đa khoa Đại Lộ Bình Dương, són tiểu nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra những ảnh hưởng nặng nề tới cuộc sống của người bệnh. Cụ thể: 

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể xảy ra ở bất kỳ cơ quan nào tại hệ tiết niệu như niệu đạo, bàng quang, thận hay niệu quản. Nguyên nhân chính gây viêm đường tiết niệu là do nhiễm vi khuẩn E.coli tấn công. Khi đó người bệnh sẽ có triệu chứng đau buốt khi đi tiểu, đi tiểu nhiều với số lượng rất ít, đau lưng, đau bụng dưới và cảm thấy mệt mỏi.     

Ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống 

Về câu hỏi són tiểu có nguy hiểm không? Câu trả lời là, són tiểu không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn gây ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh. Vì đi tiểu nhiều lần sẽ làm giảm chất lượng công việc, khiến bạn cảm thấy khó chịu. Đặc biệt, són tiểu về đêm sẽ ảnh hưởng tới giấc ngủ và nếu kéo dài sẽ không tốt cho sức khỏe.  

Gặp các vấn đề về da

Khi bị són tiểu người bệnh sẽ đi tiểu nhiều lần trong ngày hoặc thậm chí cả đêm, vì vậy khiến cho vùng kín thường xuyên ẩm ướt. Đặc biệt, nếu bị són tiểu và không có cách vệ sinh sạch sẽ dẫn tới viêm nhiễm vùng kín. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây nhiễm trùng da, nổi phát ban hoặc lở loét.

Như vậy có thể thấy những ảnh hưởng của són tiểu tới sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh là không hề nhỏ. Vì vậy, khi thấy có những triệu chứng của són tiểu bạn nên chủ động đi thăm khám sớm để được điều trị kịp thời. 

Són tiểu có nguy hiểm không, ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào? 
Gặp các vấn đề về da khi bị són tiểu

Nên làm gì khi bị són tiểu? 

Như vậy bạn đã biết được són tiểu có nguy hiểm không rồi chứ, vậy khi bị són tiểu cần phải làm gì? Theo các chuyên gia tại phòng khám đa khoa Đại Lộ Bình Dương, trong trường hợp són tiểu không do nguyên nhân bệnh lý hoặc mức độ nhẹ, có thể áp dụng cách chữa dưới đây: 

Tập nhịn tiểu

Bình thường các chuyên gia khuyến khích không nên nhịn tiểu, tuy nhiên với người bị són tiểu nên tập nhịn tiểu. Thời gian nhịn tiểu lý tưởng nhất là từ 5 – 10 phút. Sau đó điều chỉnh tăng lên mỗi ngày cho tới khi giãn cách số lần đi tiểu bình thường. 

Đi tiểu 2 lần

Phương pháp đi tiểu 2 lần giúp làm rỗng bàng quang hiệu quả. Cụ thể, sau khi đi tiểu khoảng 3 phút bạn tiếp tục đi thêm lần nữa để đào thải hết chất lỏng còn đọng lại ở trong bàng quang. 

Luyện tập cơ sàn chậu

Đây là nhóm cơ ở phần hạ bộ có chức năng kiểm soát hoạt động đi tiểu tiện của con người. Khi nhóm cơ sàn chậu hoạt động tốt sẽ tránh được tình trạng đi tiểu són và tiểu không tự chủ. Bạn có thể áp dụng bài tập Kegel tại nhà để cải thiện tình trạng són tiểu. 

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống khoa học và hợp lý cũng là cách khắc phục tình trạng són tiểu ở cả nam và nữ. Cụ thể bạn nên bổ sung các loại rau xanh, uống đủ nước mỗi ngày để tránh táo bón. Vì táo bón là nguyên nhân tác động tới các dây thần kinh và gây són tiểu. 

Về câu hỏi són tiểu có nguy hiểm không, các bác sĩ cho biết són tiểu sẽ nguy hiểm nếu do nguyên nhân bệnh lý. Đối với són tiểu do bệnh lý gây nên người bệnh cần đi thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả. Tuyệt đối không được tự ý chữa trị tại nhà, vì nếu không đúng cách sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe. 

Són tiểu có nguy hiểm không, ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào? 
Nên uống nhiều nước phòng tránh bệnh són tiểu

Cách phòng tránh són tiểu hiệu quả 

Mặc dù són tiểu không gây nguy hiểm tới tính mạng, tuy nhiên lại ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, để phòng tránh són tiểu bạn cần thực hiện như sau: 

  • Uống 2 – 3 lít nước mỗi ngày, có thể uống nước lọc hay các loại nước trái cây. 
  • Chú ý vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là vùng kín sau khi đi tiểu tiện tránh viêm nhiễm. 
  • Khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện sỏi, u và các bệnh lý từ sớm. 
  • Tăng cường tập luyện thể thao hàng ngày giúp nâng cao sức đề kháng. 
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh và tránh sử dụng các chất kích thích.
  • Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ để phòng tránh táo bón nguyên nhân hàng đầu gây són tiểu.
    Duy trì cân nặng ở mức ổn định giúp phòng tránh đi tiểu không kiểm soát.

Chắc hẳn khi đọc tới đây bạn đã biết được són tiểu có nguy hiểm không và cách phòng trị thế nào rồi chứ? Nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần được giải đáp hoặc đặt lịch thăm khám ngoài giờ hành chính, bạn hãy liên hệ tới hotline 0902 757 692. Hoặc tới địa chỉ phòng khám tại số 54 Đại lộ Bình Dương, Lái Thiêu, Thuận An, Bình Dương để được thăm khám cụ thể nhất. 

Hỏi bác sĩ
miễn phí