Sỏi bàng quang: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị triệt để

Sỏi bàng quang là một bệnh lý đường tiết niệu xuất hiện ở cả nam và nữ. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, sỏi bàng quang có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Để hiểu rõ hơn về bệnh này, mời bạn tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết!

Sỏi bàng quang là gì?

Sỏi bàng quang là tình trạng trong bàng quang có khối chất cứng như hình viên sỏi. Đặc điểm sỏi trong bàng quang thường có hình tròn, nhẵn, ít khi xù xì góc cạnh. Trong các bệnh sỏi đường tiết niệu, sỏi bàng quang chiếm khoảng ⅓ tổng số ca bệnh. Tỷ lệ nam giới mắc sỏi bàng quang cao hơn nữ giới. 

Sỏi bàng quang thường do sỏi từ niệu quản, thận rơi xuống. Với kích thước sỏi nhỏ có thể đào thải qua đường tiểu. Ngược lại, những viên sỏi có kích thước lớn hơn thường nằm tại bàng quang, tích cụ và bám vào thành bàng quang gây nên các cơn đau khó chịu cho người bệnh. 

Sỏi bàng quang: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị triệt để
Sỏi bàng quang là bệnh thường gặp ở cả nam và nữ

Nguyên nhân gây sỏi bàng quang

Các nguyên nhân phổ biến nhất gây ra sỏi bàng quang bao gồm:

Phì đại tuyến tiền liệt

Đây là tình trạng tăng sản lành tính tuyến tiền liệt ở nam giới và có thể gây sỏi bàng quang. Phì đại tuyến tiền liệt có thể gây cản trở dòng chảy của nước tiểu, khiến bàng quang không thể làm rỗng hoàn toàn và hình thành sỏi.

Các tổn thương thần kinh

Các dây thần kinh có chức năng chuyển thông điệp từ não đến cơ bàng quang để điều khiển các cơ bàng quang co thắt hoặc thư giãn. Trong trường hợp những dây thần kinh này bị tổn thương do các nguyên nhân như: đột quỵ, chấn thương tủy sống hoặc các vấn đề sức khỏe khác sẽ khiến hoạt động điều khiển bị chậm hoặc không chính xác. Điều này làm tăng nguy cơ bàng quang bị ứ đọng nước tiểu.

Các dụng cụ, thiết bị y tế

Với những người sử dụng các loại dụng cụ, thiết bị y tế như ống thông bàng quang (ống nhỏ được đưa qua niệu đạo) để giúp nước tiểu thoát khỏi bàng quang, lâu ngày có thể gây sỏi bàng quang. Ngoài ra, sử dụng dụng cụ tránh thai hoặc ống thông nước tiểu cũng làm tăng nguy cơ các tinh thể khoáng chất trở thành sỏi. 

Sỏi thận

Sỏi hình thành trong thận kích thước nhỏ có thể đi xuống niệu quản vào bàng quang. Khi sỏi không được tống ra ngoài, có thể phát triển thành sỏi bàng quang.

Viêm bàng quang

Tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu có thể dẫn đến sỏi bàng quang. Điều này xảy ra do sự chú ngụ của vi khuẩn làm bàng quang hoạt động kém và dễ hình thành sỏi.

Sỏi bàng quang: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị triệt để
Viêm bàng quang tăng nguy cơ hình thành sỏi

Triệu chứng sỏi bàng quang

Sỏi bàng quang nếu nhỏ sẽ rất khó để nhận biết các triệu chứng và chúng có thể tự đào thải qua đường tiểu. Tuy nhiên, nếu sỏi bàng quang to, người bệnh có khả năng sẽ gặp phải một số triệu chứng dưới đây:

Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần hay gián đoạn dòng nước tiểu

Những viên sỏi hình thành trong bàng quang làm tắc nghẽn đường tiểu, gây ra hiện tượng tiểu són, tiểu rắt kèm triệu chứng đau buốt bộ phận sinh dục. Các triệu chứng này sẽ trở lên nghiêm trọng hơn nếu người bệnh vận động, đi lại nhiều. 

Một số trường hợp sỏi bàng quang to dẫn đến bí tiểu khiến nước tiểu bị ứ đọng lại ở bàng quang, làm bàng quang căng phồng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống.

Đau bụng dưới

Khi sỏi hình thành và di chuyển trong bàng quang sẽ khiến người bệnh có cảm giác đau bụng dưới. Những cơn đau vùng bụng dưới có thể âm ỉ hoặc dữ dội tùy vào tình trạng bệnh. Đặc biệt, cơn đau sẽ tăng lên khi sỏi kích thước to và người bệnh vận động nhiều. 

Nước tiểu có màu bất thường

Khi bàng quang có bất thường sẽ khiến cho nước tiểu bị đục, màu đậm hơn bình thường. Với người bị sỏi bàng quang, khi tiểu tiện, những viên sỏi nhỏ đào thải ra ngoài có thể chà xát với đường tiểu, khiến cho đường tiểu bị xước và dẫn đến chảy máu.

Sỏi bàng quang có nguy hiểm không?

Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, người bệnh sỏi bàng quang có thể đối mặt với các biến chứng như:

  • Viêm bàng quang: Sỏi bàng quang phát triển lớn với kích thước hơn 2cm thường có triệu chứng kích thích bàng quang. Điều này khiến người bệnh gặp trở ngại và khó chịu khi đi tiểu. Nếu không được điều trị sớm, tình trạng sỏiở bàng quang có thể trở thành mãn tính, dẫn tới teo bàng quang, rò bàng quang, thậm chí ung thư bàng quang.
  • Viêm thận: Bất thường ở bàng quang gây nhiễm khuẩn ngược dòng lên thận. Tình trạng này có thể làm suy giảm chức năng thận.
  • Đau hạ vị: Người bệnh thường có cảm giác đau buốt vùng hạ vị do bàng quang kích thích, sỏi kẹt cổ bàng quang. Cơn đau hạ vị có thể lan đến tầng sinh môn hay phía đầu đầu bộ phận sinh dục ngoài, gây khó chịu cho người bệnh.
  • Rò bàng quang: Sỏi bàng quang lớn có thể khiến người bệnh bị rò bàng quang, rò tầng sinh môn hoặc âm đạo ở nữ giới. Nước tiểu rỉ liên tục qua đường rò gây nhiễm khuẩn vùng âm đạo hoặc hậu môn. Người bệnh sẽ gặp rất nhiều bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày.
Sỏi bàng quang: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị triệt để
Sỏi bàng quang gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe

Điều trị sỏi bàng quang

Nguyên tắc trong điều trị sỏi bàng quang là:

  • Loại bỏ sỏi bàng quang: Sử dụng dụng cụ y khoa để loại bỏ sỏi ra khỏi bàng quang. Các phương pháp phẫu thuật bao gồm: tán sỏi bàng quang bằng nội soi, mổ mở lấy sỏi.
  • Dùng thuốc: Các loại thuốc thường được điều trị sỏi bàng quang như: thuốc giảm đau, chống viêm, lợi tiểu, kháng sinh… 

Nhìn chung, sỏi bàng quang là một trong những vấn đề phổ biến hiện nay. Mặc dù bệnh này không ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh nhưng ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Do đó, khi nghi ngờ mắc sỏi bàng quang, người bệnh nên chú ý thăm khám để điều trị kịp thời. 

Hiện nay có nhiều địa chỉ cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị sỏi bàng quang. Tuy nhiên, không phải địa chỉ nào cũng đảm bảo chất lượng, chăm sóc tận tình. Vì vậy, để an tâm hơn trong suốt quá trình thăm khám, điều trị, được tư vấn tận tình nhất bởi những chuyên gia đầu ngành, đừng quên liên hệ phòng khám đa khoa Đại Lộ Bình Dương theo hotline 0902 757 692. 

Hỏi bác sĩ
miễn phí