Rối loạn kinh nguyệt là như thế nào, có nguy hiểm không?

Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng thường gặp ở nhiều chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Rối loạn hành kinh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm sinh lý của nữ giới. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý nào đó ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản. Nên khi gặp tình trạng này chị em cần tới bác sĩ thăm khám để tìm ra nguyên nhân và hướng điều trị càng sớm càng tốt tránh xảy ra biến chứng. Vậy rối loạn chu kỳ kinh nguyệt như thế nào, có nguy hiểm không?

Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Kinh nguyệt là quá trình lớp niêm mạc tử cung bị bong có chu kỳ theo sự thay đổi nội tiết khiến máu chảy từ tử cung ra âm đạo. Hiện tượng này xuất hiện từ tuổi dậy thì cho đến khi người phụ nữ mãn kinh. Chu kỳ kinh trung bình khoảng 28 ngày, nhưng có trường hợp ngắn hơn chỉ khoảng 25 ngày hoặc có người dài hơn khoảng 30 – 35 ngày. Thời gian kinh nguyệt kéo dài tầm 3 – 5 ngày với tổng lượng máu là 50 – 150 ml.

Tuy nhiên, nếu bị rối loạn kinh nguyệt thì sẽ gặp những biểu hiện bất thường về chu kỳ, lượng máu, số ngày hành kinh ít hơn so với bình thường hoặc mất kinh. Tình trạng này nếu thường xuyên diễn ra, kéo dài bất thường được xem là triệu chứng, dấu hiệu cảnh báo của bệnh lý nào đó. Trong trường hợp này chị em không nên chủ quan, cần chủ động thăm khám và điều trị sớm.

Rối loạn kinh nguyệt là như thế nào, có nguy hiểm không?
Rối loạn kinh nguyệt có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản

Rối loạn kinh nguyệt có biểu hiện như thế nào?

Biểu hiện rong kinh, rong huyết

Rong kinh là một trong những biểu hiện thường gặp của tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Nếu điều này xảy ra không thường xuyên ở độ tuổi mới bắt đầu dậy thì hoặc người ở độ tuổi tiền mãn kinh thì không đáng lo ngại. 

Nhưng đối với người trong giai đoạn hành kinh bình thường thì đây được coi là dấu hiệu bất thường cảnh báo cơ thể đang mắc bệnh phụ khoa nào đó. Một số bệnh phụ khoa dẫn tới tình trạng kinh nguyệt bị rối loạn như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, viêm cổ tử cung, viêm mạc nội tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng.

Biểu hiệu bất thường về chu kỳ kinh – chậm kinh, thưa kinh

Thông thường chu kỳ kinh sẽ từ khoảng 28 – 35 ngày, tuy nhiên nếu chu kỳ kinh kéo dài hơn 35 ngày hoặc ít hơn 22 ngày thậm chí là mất kinh kéo dài trong nhiều tháng liên tục. Nếu chị em gặp phải tình trạng này thì đây được xem là dấu hiệu kinh nguyệt bị rối loạn.

Dấu hiệu bất thường về lượng máu và thời gian hành kinh

Đây là sự thay đổi về lượng ra máu kinh và thời gian hành kinh so với bình thường. Nếu lượng máu kinh lớn hơn 20ml/kỳ thì được gọi là cường kinh hoặc băng kinh. Nếu lượng máu kinh ít hơn 20ml/kỳ và thời gian <2 ngày thì được gọi là thiểu kinh. Bên cạnh đó, màu sắc màu kinh có màu đỏ thẫm, không đông, có mùi tanh hoặc màu hồng nhạt, đỏ tươi đều là dấu hiệu bất thường.

Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng rối loạn kinh nguyệt

Kinh nguyệt bị rối loạn không phải là vấn đề hiếm gặp ở nữ giới. Không ít chị em phụ nữ đã gặp phải tình trạng này trong suốt độ tuổi sinh sản. Tuy nhiên, nguyên nhân dẫn tới rối loạn thì không giống nhau. Không phải ai cũng nắm được và hiểu nguyên nhân dẫn tới rối loạn kinh nguyệt. Sau đây là một số nguyên nhân chủ yếu dẫn tới kinh nguyệt bị rối loạn:

Rối loạn kinh nguyệt do mất cân bằng nội tiết

Cơ thể người phụ nữ có thể bị mất cân bằng nội tiết trong một số giai đoạn như dậy thì, tiền mãn kinh, mang thai, sinh con và cho con bú. Hormone nội tiết trong những thời điểm này thường sẽ thay đổi nên dễ dẫn tới sự thay đổi về thời gian, lượng máu và chu kỳ kinh ở nữ giới.

Nguyên nhân do yếu tố tâm lý thường xuyên căng thẳng

Nếu tâm trạng bạn thường xuyên bị căng thẳng, bất ổn do áp lực công việc hay từ cuộc sống hàng ngày cũng sẽ ảnh hưởng gây rối loạn hormone nội tiết. Việc nội tiết tố nữ thay đổi là nguyên nhân dẫn tới chu kỳ kinh nguyệt rối loạn. Vì vậy, chị em hãy cố gắng giữ cho mình tâm trạng luôn cân bằng, vui vẻ, thoải mái.

Nguyên nhân thay đổi thói quen sinh hoạt và điều kiện sống

Chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ cũng sẽ bị tác động bởi điều kiện sống và thói quen sinh hoạt hàng ngày. Nếu bạn đột nhiên thay đổi điều kiện sống và thói quen sinh hoạt như thức khuya dậy sớm, công việc căng thẳng, chuyển nơi ở, tâm trạng luôn chán nản, buồn rầu sẽ khiến nội tiết thay đổi dẫn đến kinh nguyệt bị rối loạn.

Rối loạn kinh nguyệt là như thế nào, có nguy hiểm không?
Rối loạn kinh nguyệt có thể là triệu chứng của một bệnh lý nguy hiểm

Ngoài ra, chế độ ăn uống không điều độ, khoa học nếu ăn quá nhiều hoặc quá ít và thường xuyên tập thể dục quá mức sẽ làm ảnh hưởng tới chức năng của các cơ quan trọng trong cơ thể. Từ đó làm rối loạn hormone nội tiết khiến kinh nguyệt thay đổi. 

Rối loạn kinh nguyệt do yếu tố bệnh lý

Rối loạn kinh nguyệt có thể là triệu chứng của một bệnh lý nguy hiểm nào đó. Cụ thể là các bệnh lý như viêm vùng chậu, đa nang buồng trứng, u xơ tử cung, suy buồng trứng, bệnh về tuyến giáp, tiểu đường,…. Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt do yếu tố bệnh lý rất nguy hiểm cần phải được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Kinh nguyệt bị rối loạn không phải là bệnh mà chúng phản ánh sức khỏe sinh sản và là biểu hiện của một bệnh lý nào đó. Vì thế nếu tình trạng này kéo dài không được điều trị kịp thời, đúng cách sẽ gây nguy hiểm tới sức khoẻ cũng như khả năng sinh sản thậm chí có thể là vô sinh. 

Vì vậy, khi thấy dấu hiệu chu kỳ kinh nguyệt có biểu hiện bất thường, các bạn hãy tới ngay cơ sở y tế tin cậy để thăm khám, xác định nguyên nhân và lựa chọn hướng điều trị tốt nhất. Lời khuyên dành cho chị em là hãy quan tâm tới sức khoẻ của mình hơn, thường xuyên kiểm tra sức khoẻ sinh sản định kỳ để sớm phát hiện và điều trị bệnh nếu có.

Phòng khám Đa Khoa Đại Lộ Bình Dương chúng tôi hy vọng với những nội dung chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp chị em hiểu hơn về hiện tượng rối loạn kinh nguyệt. Nếu bạn đang gặp vấn đề liên quan đến các bệnh phụ khoa thì hãy liên hệ trực tiếp với các chuyên gia phòng khám để được tư vấn, giải đáp tận tình, cụ thể. 

Hỏi bác sĩ
miễn phí