Quy trình khám sức khỏe phụ khoa và những lưu ý an toàn

Khám sức khoẻ phụ khoa là việc làm rất cần thiết với chị em phụ nữ hiện nay, ở mọi lứa tuổi tính từ tuổi dậy thì, đặc biệt những ai trong độ tuổi sinh sản. Kiểm tra phụ khoa sẽ giúp chị em phụ nữ dễ dàng bổ sung thêm kiến thức về sức khỏe sinh sản, đồng thời có biện pháp tránh các bệnh phụ khoa nguy hiểm các bệnh lây qua đường tình dục hay các biện pháp tránh thai an toàn.

Khám sức khỏe phụ khoa là gì? 

Khám sức khỏe phụ khoa là danh mục khám bệnh dành riêng cho nữ giới, trong đó bác sĩ sẽ khám hệ cơ quan sinh dục và sinh sản nữ gồm:  m đạo, tầng sinh môn, tử cung, buồng trứng, vòi tử cung,… Giúp phụ nữ yên tâm hơn về sức khỏe của mình.

Theo một báo cáo, có đến 90% nữ giới mắc các bệnh phụ khoa ít nhất một lần trong đời.

Các bệnh về phụ khoa nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản, khả năng làm mẹ. Một số bệnh về ung thư như ung thư cổ tử cung,… Nếu không kịp thời điều trị có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Vậy nên ngay lúc này hãy lên ngay kế hoạch cho việc khám phụ khoa của bản thân. 

Quy trình khám sức khỏe phụ khoa và những lưu ý an toàn

Khi nào thì nên đi khám phụ khoa?

Phụ nữ nên bắt đầu thực hiện khám phụ khoa từ khi 13–15 tuổi bởi đây là thời kỳ mà bạn chị em đã có thể mang thai, thực hiện thiên chức làm mẹ. Tuỳ từng độ tuổi mà cách khám sức khoẻ phụ khoa sẽ khác nhau, phụ thuộc vào các vấn đề liên quan hay các bất thường mà nữ giới đang gặp phải.

Theo bác sĩ chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ khoảng 6 tháng/ lần để đảm bảo sức khỏe sinh sản của bản thân. Tuy nhiên, khi gặp phải một số triệu chứng đặc biệt sau, chị em nên nhanh chóng tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám phụ khoa:

Cơ quan sinh dục có dấu hiệu bất thường

Khi các cơ quan sinh dục có dấu hiệu bất thường như khó chịu, ngứa ngáy,… Chị em nên nhanh chóng đi khám phụ khoa ngay lập tức. Bởi vì đây chính là điều cơ bản nhất giúp chị em phụ nữ chúng ta bảo vệ được sức khỏe sinh sản của bản thân mình và hạn chế những hệ lụy không mong muốn về sau này. 

Xuất hiện một số dấu hiệu bất ổn như: 

  • Gặp những biểu hiện bất thường liên quan đến tiểu tiện như tiểu rắt, tiểu buốt.
  • Đau âm ỉ vùng chậu và cảm thấy khó chịu ở vùng bụng dưới.
  • Âm đạo chảy máu một cách bất thường, chảy quá nhiều.
  • Dịch tiết âm đạo (khí hư) trở nên bất thường bị chuyển màu có thể là màu đục và ra nhiều hoặc có mùi hôi.
  • Cảm thấy đau rát hoặc ngứa ngáy ở vùng kín.
  • Kinh nguyệt không ổn định có thể là rong kinh hoặc chậm kinh liên tục trong thời gian dài.

Bị đau rát sau khi q.u.a.n h.ệ tình dục

Đau rát khi q.u.a.n h.ệ tình dục được phân chia thành nhiều loại. Tuy nhiên, nếu cơn đau rát trở nên dữ dội và kéo dài thì cần phải đi khám phụ khoa ngay lập tức. Đặc biệt là trong những trường hợp chảy máu âm đạo bất thường sau khi q.u.a.n h.ệ tình dục

Trước khi kết hôn hoặc mang thai

Việc khám phụ khoa trước hôn nhân cũng như trước khi mang thai vô cùng quan trọng. Vì điều này sẽ giúp chị em có cái nhìn tổng quan nhất về sức khỏe sinh sản của bản thân. Hạn chế khả năng xảy ra các bệnh bất ngờ như vô sinh, u nang buồng trứng,… Đồng thời bác sĩ sẽ tư vấn cho chị em chế độ dinh dưỡng tốt nhất cũng như những cách chăm sóc cơ quan sinh sản.

Quy trình khám sức khỏe phụ khoa 

  • Bước 1: Đăng ký khám và khám tổng quát

Khách hàng sẽ được hướng dẫn thủ tục đăng ký khám. Nhân viên y tế sẽ khai thác một số thông tin về tình trạng sức khỏe như cân nặng, chiều cao, chu kỳ kinh nguyệt…Theo chỉ định của bác sĩ để làm cơ sở chẩn đoán.

  • Bước 2: Khám ngoài vùng kín 

Sau khi đăng ký khám bên ngoài thành công bác sĩ chuyên khoa sản sẽ thăm khám lâm sàng và kiểm tra ngoài vùng kín.

  • Bước 3: Khám bên trong vùng kín 

Bác sĩ hỏi tiểu sử bệnh nhân và tiến hành khám phụ khoa bằng mỏ vịt để kiểm tra và xem xét âm đạo. Có thể dùng tay để đánh giá kích thước và vị trí tử cung phát hiện dấu hiệu có thai hoặc bất thường như mang thai ngoài tử cung, u nang buồng trứng.

  • Bước 4: Thực hiện xét nghiệm dịch và siêu âm 

Kết thúc khám lâm sàng, đối với từng trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ chỉ định cho từng bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm như lấy dịch âm đạo, soi tử cung, siêu âm… Để phát hiện chính xác tình trạng bệnh.

  • Bước 5: Kết luận và tư vấn 

Bác sĩ sẽ đưa ra các kết luận cụ thể về tình trạng âm đạo và cách điều trị.

Quy trình khám sức khỏe phụ khoa và những lưu ý an toàn

Những lưu ý an toàn khi khám phụ khoa 

Nên khám sau kì kinh nguyệt 3 ngày. Lựa chọn cẩn thận, nghiên cứu kỹ các địa chỉ khám phụ khoa uy tín, chất lượng. Hợp tác trao đổi rõ ràng với bác sĩ về bệnh tình của bản thân.

Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ trước khi khám phụ khoa. Tránh thụt rửa âm đạo và sử dụng các loại dung dịch vệ sinh vùng kín khoảng 2 – 3 ngày trước khi đi khám.

Mặc những loại quần áo rộng rãi để tiện cho quá trình thăm khám. Chuẩn bị tâm lý thoải mái trước khi đi khám phụ khoa không nên lo lắng.

Và quan trọng nhất là trước khi đi khám phụ khoa nên hạn chế q.u.a.n h.ệ tình dục từ 2-3 ngày.

Như vậy, khám phụ khoa là một việc làm vô cùng quan trọng đối với sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ chúng ta. Khi thăm khám sẽ giúp phát hiện được các bệnh viêm nhiễm phụ khoa các bệnh lây truyền qua đường tình dục hay các vấn đề về ung thư và kịp thời xử lý. Nếu có triệu chứng gì hãy ngay lập tức di chuyển tới cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra lâm sàng để bảo đảm sức khỏe sinh sản cho chính bản thân nhé.

Nếu bạn đang có các dấu hiệu bất thường liên quan đến sinh lý và sinh sản, hãy đặt hẹn thăm khám sức khoẻ phụ khoa với các bác sĩ tại Phòng khám đa khoa Đại Lộ Bình Dương để có thể chủ động chăm sóc và nâng cao sức khoẻ của bản thân. Trân trọng!

Hỏi bác sĩ
miễn phí