Nước tiểu màu hồng cần thăm khám không? Khám những gì?

Nước tiểu bình thường có màu vàng nhạt hoặc đậm nhất là màu hổ phách. Khi nước tiểu có màu sắc khác lạ như màu hồng thì chứng tỏ bạn đang có bất thường về sức khỏe. Nước tiểu có màu hồng là tình trạng không ít người gặp phải. Liệu tình trạng này có cần thăm khám không và sẽ cần khám những gì? Bài viết dưới đây các chuyên gia sức khỏe phòng khám đa khoa Đại Lộ Bình Dương sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc này.

Nước tiểu có màu hồng cần thăm khám không?

Nước tiểu ở người bình thường sẽ có màu vàng nhạt. Nếu như bạn nhận thấy nước tiểu có màu hồng thì không nên chủ quan. Bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn đang có vấn đề.

Nước tiểu có màu hồng là như thế nào?

Theo các chuyên gia sức khỏe phòng khám đa khoa Đại Lộ Bình Dương, những trường hợp nước tiểu có màu hồng rất có thể là do lẫn máu gây ra. Tình trạng này còn được gọi là tiểu ra  máu với hai dạng là:

  • Nếu là tiểu ra máu đại thể thì bạn có thể quan sát được bằng mắt thường. Lúc này nước tiểu có màu hồng hoặc màu đỏ nhạt. Bởi vì có nhiều hồng cầu nên khiến màu sắc nước tiểu thay đổi.
  • Nếu là tiểu ra máu vi thể thì bạn chỉ quan sát được thông qua xét nghiệm. Bởi dù có hồng cầu trong máu nhưng số lượng ít nên không thể nhìn thấy được bằng mắt thường.
Nước tiểu màu hồng cần thăm khám không? Khám những gì?
Nước tiểu màu hồng là tình trạng máu lẫn trong nước tiểu gây biến đổi màu sắc

Nước tiểu màu hồng có cần thăm khám không?

Nước tiểu có màu hồng là tình trạng bất thường, nguyên nhân rất có thể là do những bệnh lý nguy hiểm như:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu

Hệ tiết niệu đảm nhiệm vai trò đào thải nước tiểu ra ngoài cơ thể. Khi bị viêm nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nước tiểu. Ngoài việc tiểu ra máu người bệnh còn có nhiều triệu chứng khác. Chẳng hạn như nóng rát khi tiểu, đau bụng dưới, cơ thể mệt mỏi, sốt.

  • Sỏi thận, sỏi bàng quang

Những viên sỏi hình thành tại hệ tiết niệu không chỉ cản trở quá trình lưu thông nước tiểu. Nó hoàn toàn có thể gây ra những tổn thương dẫn đến tình trạng máu lẫn trong nước tiểu.

  • Các bệnh ung thư

Ung thư bàng quang, ung thư thận, ung thư tuyến tiền liệt cũng sẽ dẫn đến triệu chứng tiểu ra máu, nước tiểu màu hồng. Ngoài ra còn có các triệu chứng như nước tiểu yếu, tiểu ngắt quãng, đau đớn khi tiểu.

  • Một số bệnh mãn tính

Những bệnh mãn tính như máu khó đông, thận đa nang, viêm gan siêu vi cũng có thể gây triệu chứng tiểu ra máu, nước tiểu màu hồng hoặc đỏ.

Những bệnh lý gây nên tình trạng nước tiểu màu hồng rất nguy hiểm. Nó khiến cho người bệnh mất máu nhiều, thiếu máu, sức khỏe suy giảm. Thậm chí tình trạng viêm bể thận, nhiễm trùng thận hay các bệnh lý ung thư hoàn toàn có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Bởi vậy khi bạn nhận thấy nước tiểu có màu sắc khác thường hãy chủ động thăm khám càng sớm càng tốt. 

Nước tiểu màu hồng cần thăm khám những gì?

Để chẩn đoán chính xác nước tiểu màu hồng là do bệnh lý nào gây ra người bệnh sẽ cần thực hiện những thăm khám, xét nghiệm, kiểm tra dưới đây.

Thăm khám lâm sàng

Trước hết người bệnh cần thăm khám lâm sàng để bác sĩ bước đầu có thể chẩn đoán nguyên nhân. Sau đó hướng dẫn người bệnh thực hiện những xét nghiệm kiểm tra cần thiết khác.

Nước tiểu màu hồng cần thăm khám không? Khám những gì?
Nước tiểu có màu hồng có thể là do nhiều bệnh lý gây nên

Bác sĩ tiến hành kiểm tra lâm sàng vùng sinh dục nhằm xác định có viêm nhiễm nào hay không. Một số viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục, viêm niệu đạo có thể là nguyên nhân khiến bạn bị tiểu ra máu khiến nước tiểu màu hồng.

Ngoài ra bác sĩ còn khai thác tiền sử bệnh của bạn. Hỏi bạn những câu hỏi liên quan như tình trạng này đã xảy ra bao lâu? Bạn có tiền sử bệnh lý nào hay không? Có đang dùng thuốc hoặc điều trị bệnh lý nào không?

Sau khi đã nắm được những thông tin cơ bản, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm cần thiết khác.

Xét nghiệm nước tiểu

Đây là xét nghiệm bắt buộc phải thực hiện để kiểm tra được có hồng cầu trong nước tiểu hay không. Ngoài ra còn phát hiện được tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu và các nguyên nhân khác dẫn đến nước tiểu màu hồng.

Để có kết quả xét nghiệm chính xác nhất bạn nên nhịn ăn khoảng 4 – 6 giờ trước khi lấy mẫu. Không nên ăn những thực phẩm có thể khiến nước tiểu đổi màu. Chẳng hạn như củ cải đường, cà rốt, quả mâm xôi. Hoặc tránh dùng các loại thuốc chống đông hay thuốc làm thay đổi màu sắc nước tiểu.

Nữ giới đang trong thời kỳ kinh nguyệt không nên thực hiện xét nghiệm nước tiểu. Ngoài ra cần tránh dùng các chất kích thích như thuốc lá, cà phê khoảng 12 giờ trước khi lấy mẫu để có kết quả chẩn đoán chính xác nhất.

Một số xét kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh

Thực hiện kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh để giúp xác định được nguyên nhân nước tiểu có màu hồng. Tùy thuộc vào tình trạng của từng người, bác sĩ có thể chỉ định:

  • Siêu âm.
  • Chụp cắt lớp vi tính.
  • Chụp cộng hưởng từ.

Thông qua những kỹ thuật này sẽ nắm được có tổn thương ở cơ quan nào, mức độ tổn thương ra sao. Xác định được chính xác vị trí tổn thương gây nên tình trạng tiểu ra máu khiến nước tiểu màu hồng.

Nước tiểu màu hồng cần thăm khám không? Khám những gì?
Xét nghiệm nước tiểu để chẩn đoán nguyên nhân nước tiểu có màu hồng

Soi bàng quang

Soi bàng quang được chỉ định thực hiện khi nghi ngờ nguyên nhân khiến nước tiểu màu hồng là do vấn đề ở bàng quang, niệu đạo gây nên. Lúc này bác sĩ sẽ dùng ống soi mềm đi ngược từ niệu đạo vào trong bàng quang. Thông qua ống soi này bác sĩ quan sát được tình trạng bàng quang, niệu đạo trên màn hình vi tính.

Một số trường hợp nước tiểu màu hồng sẽ khó xác định được nguyên nhân ngay lập tức dù đã thực hiện các xét nghiệm kiểm tra ở trên. Lúc này người bệnh sẽ được khuyến nghị thực hiện các xét nghiệm theo dõi. 

Hiện nay phòng khám đa khoa Đại Lộ Bình Dương đang có gói khám sàng lọc bệnh lý tiết niệu. Gói khám bao gồm nhiều xét nghiệm kiểm tra với chi phí ưu đãi. Giúp bạn phát hiện sớm những bất thường hoặc bệnh lý tiết niệu gây nên tình trạng tiểu ra máu, nước tiểu màu hồng.

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng nước tiểu có màu hồng bạn có thể chủ động đến phòng khám để được kiểm tra sớm. Để đặt lịch nhanh nhất bạn vui lòng liên hệ hotline 0902 757 692 và làm theo hướng dẫn.

Hỏi bác sĩ
miễn phí