Nước tiểu có mủ là như thế nào, cần thăm khám những gì?

Nước tiểu có mủ là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề bất thường của đường tiết niệu. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu nước tiểu có mủ là như thế nào và có nguy hiểm không dẫn đến những sai lầm khi thăm khám và điều trị. Để hiểu rõ hơn, mời bạn tìm hiểu chi tiết qua bài viết!

Nước tiểu có mủ là như thế nào?

Nước tiểu có mủ là một hiện tượng có thể xảy ra ở cả nam và nữ. Khi tiểu ra mủ, người bệnh có thể quan sát thấy những thay đổi trong màu nước tiểu. Lúc này, nước tiểu chuyển thành màu đục, màu trắng và có độ đặc như mủ. Nước tiểu có mủ thường là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu. Tình trạng này có thể kèm theo tăng số lần đi tiểu, gây tiểu nóng rát và tiểu gấp ở người bệnh.

Nếu bạn nghi ngờ trong nước tiểu có mủ (nước tiểu đặc hoặc đục) sau nhiều lần đi vệ sinh trong ngày, hãy thăm khám y khoa ngay để được tư vấn chi tiết hơn về tình trạng bệnh.

Nước tiểu có mủ là như thế nào, mắc bệnh gì? Thực thế tiểu ra mủ có thể báo hiệu các bệnh:

  • Bệnh lậu;
  • Viêm niệu đạo;
  • Viêm bàng quang;
  • Viêm mủ bể thận.
Nước tiểu có mủ là như thế nào, cần thăm khám những gì?
Nước tiểu có mủ thường là dấu hiệu bất thường ở đường tiết niệu

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ tiểu ra mủ:

  • Do q.u.a.n h.ệ tình dục bừa bãi với nhiều người hoặc người đã từng mắc b.ệ.n.h x.ã h.ộ.i.
  • Không sử dụng các biện pháp an toàn khi q.u.a.n h.ệ tình dục tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng lây lan.
  • Do thói quen tắm rửa hoặc dùng khăn không vệ sinh. 
  • Thói quen mặc đồ khi còn ẩm ướt làm tăng nguy cơ vi khuẩn tấn công. 
  • Sử dụng đồ chơi tình dục có chất lượng kém.
  • Dấu hiệu mắc các bệnh lý tiết niệu, sinh dục,…

Nước tiểu có mủ có nguy hiểm không?

Nước tiểu có mủ có nguy hiểm không là một trong những thắc mắc được nhiều người quan tâm. Thực tế, nước tiểu có mủ không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Do đó, người bệnh nên thăm khám và điều trị sớm để điều trị dứt điểm. 

Nước tiểu có mủ nếu không được điều trị sớm và đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số hệ lụy thường gặp:

  • Nguy cơ vô sinh: Nước tiểu có mủ lâu ngày không chữa trị làm tăng nguy cơ mắc vô sinh hoặc hiếm muộn. Bởi các nguyên nhân gây nước tiểu có mủ như viêm nhiễm, b.ệ.n.h x.ã h.ộ.i… làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng ở nam giới, giảm chức năng buồng trứng ở nữ giới.
  • Gây stress, căng thẳng: Nước tiểu có mủ tác động lớn đến tâm lý của người bệnh. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy lo lắng, mệt mỏi và khó chịu kéo dài.
  • Làm giảm ham muốn tình dục: Tình trạng nước tiểu có mủ làm giảm ham muốn tình dục do người bệnh cảm giác e ngại, mất tự tin với đối phương. Tình trạng này kéo dài làm “rạn nứt” tình cảm lứa đôi. 
  • Một vài hệ lụy khác: Ngoài những vấn đề được đề cập ở trên thì việc mắc phải chứng nước tiểu xuất hiện mủ còn làm tăng nguy cơ biến chứng thành các bệnh như: suy thận, viêm bàng quang, viêm túi tinh, viêm tuyến tiền liệt, sỏi bàng quang…
Nước tiểu có mủ là như thế nào, cần thăm khám những gì?
Tình trạng nước tiểu có mủ khiến người bệnh căng thẳng

Chẩn đoán nguyên nhân nước tiểu có mủ

Để chẩn đoán nước tiểu có mủ do nguyên nhân gì, các bác sĩ sẽ hỏi về triệu chứng lâm sàng của người bệnh. Sau đó, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện các phương pháp chẩn đoán chuyên sâu như: 

  • Xét nghiệm nước tiểu: Người bệnh sẽ được lấy mẫu nước tiểu để đem đi xét nghiệm nhằm xác định tác nhân gây tiểu ra mủ.
  • Hình ảnh: Siêu âm bàng quang và thận hoặc phương pháp chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ giúp các bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn vấn đề của người bệnh.
  • Soi bàng quang: Nhằm kiểm tra toàn bộ bàng quang và niệu đạo một cách tổng thể.
  • Nuôi cấy nước tiểu: Phương pháp nuôi cấy nước tiểu trong môi trường thạch dinh dưỡng y khoa, qua đó giúp phát hiện được các loại vi khuẩn trong mẫu nước tiểu. 

Trong một số trường hợp (thường khi tình trạng tiểu ra mủ nặng) các xét nghiệm bổ sung cũng được bác sĩ chỉ định như: xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm chức năng gan và xét nghiệm chức năng thận. Nếu người bệnh có q.u.a.n h.ệ tình dục không an toàn và nghi ngờ mắc b.ệ.n.h x.ã h.ộ.i, bác sĩ sẽ lấy mẫu dịch âm đạo/d.ư.ơ.n.g v.ậ.t để xét nghiệm để kiểm tra Chlamydia và lậu . 

Nếu nghi ngờ tình trạng nước tiểu có mủ là do nhiễm nấm, bác sĩ sẽ gửi mẫu nước tiểu của bạn để soi nước tiểu. Đây là một kỹ thuật trong đó nước tiểu được kiểm tra dưới kính hiển vi để xem có sự xuất hiện của nấm hay không. 

Phương pháp điều trị nước tiểu có mủ

Việc điều trị nước tiểu có mủ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu bác sĩ chẩn đoán nhiễm trùng đường tiết niệu gây ra tình trạng này, người bệnh sẽ được kê đơn dùng thuốc kháng sinh. Đối với nhiễm nấm, người bệnh được kê đơn dùng thuốc chống nấm. 

Trong trường  hợp người bệnh mắc một bệnh lý khác, chẳng hạn như tăng huyết áp. Bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bệnh lý liên quan trước khi điều trị nguyên nhân nước tiểu có mủ. 

Nước tiểu có mủ là như thế nào, cần thăm khám những gì?
Thăm khám bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị

Nếu tình trạng nước tiểu có mủ không được điều trị, người bệnh có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, điều quan trọng là người bệnh cần lựa chọn cơ sở thăm khám và điều trị chất lượng. Trong đó, phòng khám đa khoa Đại Lộ Bình Dương là địa chỉ chuyên điều trị các bệnh lý đường tiết niệu sẽ giúp người bệnh an tâm lựa chọn bởi:

  • Sở hữu trang thiết bị hiện đại, kỹ thuật y khoa tiên tiến.
  • Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, thăm khám và chữa trị tận tình.
  • Phòng khám làm việc từ 8:00 – 20:00 tất cả các ngày trong tuần, tạo điều kiện thuận lợi cho những người bận rộn. 
  • Bảo mật thông tin thăm khám tuyệt đối cho người bệnh. 

Trên đây là những thông tin về nước tiểu có mủ và những thông tin liên quan. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn. Đừng quên liên hệ phòng khám đa khoa Đại Lộ Bình Dương để được tư vấn thêm. 

Hỏi bác sĩ
miễn phí