Nguyên nhân gây bí tiểu và dấu hiệu nhận biết chính xác

Bàng quang của con người giống như một “bể chứa” chất thải dạng lỏng của cơ thể. Khi bàng quang đầy, bạn đi tiểu và chất thải sẽ ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn bị bí tiểu, bàng quang của bạn sẽ không hoàn toàn rỗng sau khi tiểu. Những nguyên nhân gây bí tiểu có thể do tắc nghẽn, thuốc hoặc các vấn đề về thần kinh.

Bí tiểu là gì?

Bí tiểu là tình trạng cơ thể không có khả năng làm sạch nước tiểu trong bàng quang hoàn toàn – nó có thể được phân loại là cấp tính hoặc mãn tính.

Bí tiểu cấp tính

Xảy ra khá đột ngột và có thể gây khó chịu hoặc đau đớn cho người bệnh. Với bí tiểu cấp tính, một người không thể đi tiểu được (ngay cả khi bàng quang của họ đã đầy). Đây là một tình trạng y tế có thể đe dọa tính mạng cần được điều trị cấp cứu ngay lập tức.

Bí tiểu mãn tính

Có thể là một tình trạng bệnh lý kéo dài. Những người bị bí tiểu mãn tính có thể đi tiểu, nhưng họ không thể thải hết nước tiểu ra khỏi bàng quang. Đôi khi, một người không biết mình bị tình trạng này cho đến khi các vấn đề khác xuất hiện như: chứng tiểu không kiểm soát hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu.

Nguyên nhân gây bí tiểu và dấu hiệu nhận biết chính xác
Bí tiểu gây bất tiện trong sinh hoạt và cuộc sống

Nguyên nhân gây bí tiểu

Bí tiểu có thể xảy ra vì một số lý do khác nhau. Những nguyên nhân này có thể bao gồm:

Do tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu

Khi có thứ gì đó chặn dòng chảy tự do của nước tiểu qua bàng quang và niệu đạo, bạn có thể bị bí tiểu. Niệu đạo là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra bên ngoài cơ thể. Ở nam giới, tắc nghẽn có thể được gây ra khi tuyến tiền liệt quá lớn, chèn ép lên niệu đạo. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây bí tiểu mãn tính ở nam giới và thường gặp ở nam giới trên 50 tuổi. 

Nguyên nhân tắc nghẽn ở phụ nữ là do bàng quang chảy xệ. Đây còn được gọi là cystocele. Một số nguyên nhân có thể xảy ra với cả nam và nữ là do hẹp niệu đạo. Niệu đạo có thể bị hẹp do mô sẹo. Ngoài ra, sỏi tiết niệu cũng có thể chặn dòng chảy của nước tiểu ra khỏi cơ thể ở cả nam giới và nữ giới.

Do sử dụng một số loại thuốc

Bí tiểu cũng có thể do một số loại thuốc. Các loại thuốc như thuốc kháng histamin, thuốc chống co thắt và thuốc chống trầm cảm có thể thay đổi cách hoạt động của cơ bàng quang và tăng nguy cơ bí tiểu. 

Các loại thuốc khác cũng có thể gây ra tác dụng phụ kiểm soát bàng quang tuy nhiên không ở mức độ nặng như: thuốc kháng sinh, một số thuốc hạ huyết áp, thuốc chống loạn thần, thuốc nội tiết tố và thuốc giãn cơ.

Các vấn đề về thần kinh

Đi tiểu xảy ra khi não ra lệnh cho cơ bàng quang thắt lại. Điều này ép nước tiểu ra khỏi bàng quang. Khi đó, não sẽ ra lệnh cho các cơ vòng bao quanh niệu đạo đẩy nước tiểu ra ngoài. Điều này cho phép dòng chảy của nước tiểu đi qua niệu đạo và ra khỏi cơ thể. 

Bất cứ thứ gì cản trở đường dẫn từ não đến các dây thần kinh đi đến bàng quang và niệu đạo cũng có thể gây ra vấn đề này. Nguyên nhân của các vấn đề thần kinh có thể bao gồm:

  • Tai biến mạch máu não.
  • Bệnh tiểu đường.
  • Bệnh đa xơ cứng.
  • Chấn thương cột sống hoặc xương chậu.
  • Áp lực lên tủy sống do khối u và đĩa đệm thoát vị.

Nếu trước đây bạn đã từng đặt ống thông tiểu, bạn có nhiều nguy cơ mắc tình trạng này hơn. Nguy cơ của bạn cũng cao hơn nếu bạn đã sử dụng các thiết bị y tế đặc biệt liên quan đến đường tiết niệu, chẳng hạn như ống soi niệu quản hoặc ống soi bàng quang (đây là những kính viễn vọng có camera quan sát đường tiết niệu).

Nguyên nhân gây bí tiểu và dấu hiệu nhận biết chính xác
Nhiễm trùng đường tiết niệu tăng nguy cơ bí tiểu

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây sưng niệu đạo hoặc bàng quang yếu, cả hai đều có thể gây bí tiểu. Tình trạng này kéo dài làm người bệnh mất kiểm soát, giảm khả năng tự chủ khi đi tiểu.

Nhiễm trùng tuyến tiền liệt

Ở nam giới, tuyến tiền liệt bị nhiễm trùng có thể khiến nó sưng lên. Điều này khiến tuyến tiền liệt đè lên niệu đạo để chặn dòng chảy của nước tiểu. 

Phẫu thuật

Thuốc được cho trước và trong khi phẫu thuật để làm người bệnh buồn ngủ có thể gây bí tiểu ngay sau khi phẫu thuật. Các thủ thuật như thay khớp háng, phẫu thuật cột sống, phẫu thuật trực tràng, phẫu thuật các vấn đề về xương chậu của phụ nữ và phẫu thuật cắt trĩ cũng làm tăng nguy cơ gây bí tiểu sau đó.

Dấu hiệu nhận biết chứng bí tiểu

Các dấu hiệu nhận biết chứng bí tiểu ở mỗi người có thể khác nhau, tiêu biểu là:

  • Với dạng cấp tính, người bệnh đột nhiên không thể đi được hoặc chỉ có thể đi được một lượng rất nhỏ trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này xảy ra ngay cả khi bàng quang của người bệnh chứa đầy nước tiểu.
  • Với dạng mãn tính, người bệnh gặp khó khăn khi bắt đầu dòng nước tiểu. Ngoài ra, người bệnh gặp tình trạng này thường xuyên kèm theo các triệu chứng như: đau tức vùng bụng dưới, đau tức vùng dưới xương mu, dòng chảy nước tiểu yếu khi cố gắng đi tiểu…
  • Ở cả dạng cấp tính và mãn tính đều có thể xuất hiện tình trạng “rò rỉ” nước tiểu khi bạn không đi dù bàng quang đã đầy. Ngoài ra, người bệnh bí tiểu thường xuyên đối mặt với tâm trạng bứt rứt, khó chịu và luôn lo lắng về vấn đề này. 

Nếu không được thông tiểu kịp thời hoặc tình trạng bí tiểu tái đi tái lại nhiều lần gây ứ đọng nước tiểu có thể dẫn đến viêm nhiễm bàng quang. Nước tiểu viêm nhiễm ngược dòng làm tăng nguy cơ viêm thận, suy thận. Do đó, người bệnh cần đi khám để xác định nguyên nhân gây bí tiểu và điều trị dứt điểm càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân gây bí tiểu và dấu hiệu nhận biết chính xác
Người bệnh nên thăm khám y khoa để được tư vấn điều trị phù hợp

Bí tiểu là một trong những vấn đề không nên xem thường. Khi xuất hiện những bất thường liên quan đến đi tiểu, người bệnh cần thăm khám bác sĩ ngay để được tư vấn điều trị phù hợp. 

Trên đây là những nguyên nhân gây bí tiểu. Hiểu rõ những nguyên nhân này giúp bạn kiểm soát và phòng ngừa hiệu quả. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn. Đừng quên liên hệ phòng khám đa khoa Đại Lộ Bình Dương theo hotline 0902 757 692 để được tư vấn thêm. 

Hỏi bác sĩ
miễn phí