Khô âm đạo sau sinh: Nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào?

Khô âm đạo sau sinh là vấn đề không ít chị em gặp phải khiến họ ngại yêu, ham muốn tình dục giảm sút gây ảnh hưởng tới cuộc sống vợ chồng hàng ngày. Khô âm đạo là tình trạng cơ thể không thể tiết ra dịch nhờn hoặc tiết ít không đủ khiến chị em thấy rất đau rát, khó chịu khi q.u.a.n h.ệ tình dục. Vậy nguyên nhân gây ra khô âm đạo sau sinh là gì? Cách khắc phục tình trạng khô hạn sau sinh như thế nào?

Khô âm đạo sau sinh là như thế nào?

Khô âm đạo sau sinh là vấn đề thường gặp ở phụ nữ sau sinh do nội tiết tố suy giảm hoặc các yếu tố tâm lý khác. Thông thường, âm đạo luôn ẩm, sạch sẽ và có độ PH ổn định do các tuyến trong cổ tử cung tiết ra chất bôi trơn tự nhiên. 

Tuy nhiên, khô hạn sau sinh xảy ra có thể do nhiều yếu tố, nguyên nhân khác nhau khiến âm đạo của phụ nữ giảm hoặc không tiết đủ dịch nhờn trong quá trình q.u.a.n h.ệ tình dục. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sinh lý cũng như đời sống vợ chồng.

Khô âm đạo sau sinh: Nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào?
Khô âm đạo sau sinh đang ảnh hưởng đến rất nhiều các thai phụ

Nguyên nhân gây ra khô âm đạo sau sinh

Trong quá trình thai nghén, sinh nở rồi chăm sóc con cái ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ cũng như tâm sinh lý của người phụ nữ. Khô hạn sau sinh là một trong những vấn đề rất hay gặp ở phụ nữ sau sinh. Vậy nguyên nhân khiến âm đạo bị khô sau sinh là gì?

Nội tiết tố thay đổi gây ra khô âm đạo

Trong suốt quá trình mang thai và sau khi sinh con thì cơ thể người phụ nữ sẽ có nhiều thay đổi về nội tiết tố. Cụ thể, khi người mẹ mang thai cơ thể họ sẽ tăng cường sản xuất nội tiết tố Estrogen và Progesterone nhằm giúp cho việc nuôi dưỡng thai nhi được phát triển khoẻ mạnh. 

Tới khi sau sinh, người mẹ lại cần cho con bú nên lượng nội tiết trong cơ thể sẽ giảm sút nhanh chóng do hormone Prolactin tăng cao sẽ gây ức chế sản sinh Estrogen. Như vậy, việc thay đổi nội tiết tố thất thường như vậy sẽ là một trong những nguyên nhân khiến âm đạo bị khô rát.

Sau sinh thường bị mệt mỏi và gặp nhiều áp lực

Sau sinh việc chăm sóc con cái thường sẽ rất vất vả do cuộc sống sinh hoạt hàng ngày bị đảo lộn. Vì vậy nhiều người sẽ hay bị căng thẳng, áp lực và mất ngủ gây ảnh hưởng tới sức khoẻ cũng như tinh thần. Tâm lý không tốt, sức khoẻ không được đảm bảo sẽ gây ức chế sự sản sinh nội tiết tố nên chị em rất dễ bị khô hạn sau sinh.

Ngoài ra, trong quá trình mang thai thì âm đạo nhạy cảm và dễ tổn thương hơn nên rất dễ bị viêm nhiễm, nấm, vi khuẩn. Bên cạnh đó, ham muốn q.u.a.n h.ệ sau sinh cũng giảm sút bởi sức khoẻ chị em chưa phục hồi dễ gây ra khô âm đạo. Vì vậy, sau sinh cơ thể người phụ nữ cần có thời gian phục hồi ít nhất từ 6 – 8 tuần đề quay lại cuộc sống sinh hoạt vợ chồng.

Khô âm đạo sau sinh do mất cân bằng trong chế độ ăn uống

Nhiều chị em sau sinh do tâm lý bị căng thẳng, mệt mỏi nên có thể dẫn đến chán ăn khiến cơ thể thiếu chất. Hoặc nhiều chị em lại kiêng khem không dám ăn uống để lấy lại vóc dáng như cũ. Chế độ ăn uống sau sinh rất quan trọng để đảm bảo cho sự phục hồi sức khoẻ cũng như đủ dưỡng chất để nuôi con. Nếu chế độ ăn uống mất cân bằng sẽ khiến cơ thể suy nhược, thay đổi nội tiết. Điều đó cũng sẽ gây ra tình trạng khô hạn sau khi sinh con.

Khô âm đạo sau sinh do bệnh lý phụ khoa

Một số trường hợp bị khô âm đạo sau sinh có thể là dấu hiệu mắc các bệnh lý phụ khoa như viêm âm đạo, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung,… Vì vậy, nếu bị khô âm đạo kéo dài và bất thường thì chị em không nên chủ quan. Lời khuyên dành cho các bạn là nên tìm tới địa chỉ y tế uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám. Từ đó sớm tìm ra nguyên nhân và phương hướng điều trị phù hợp, tránh biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải.

Cách khắc phục tình trạng khô âm đạo sau sinh

Có chế độ ăn uống đủ chất, khoa học

Để khắc phục tình trạng khô âm đạo sau khi sinh con, bạn nên xây dựng một chế độ ăn uống đủ chất, cân bằng và khoa học. Cụ thể, phụ nữ sau sinh nên ăn nhiều rau củ quả, các loại vitamin nhóm B. Ăn các loại thực phẩm giàu vitamin A, C và axit béo Omega-3 như trứng, sữa, cà rốt, khoai lang, cà chua, súp lơ, đu đủ, hạt hướng dương, hạt lanh, cá ngừ, cá hồi,…

Ngoài ra, chị em cần uống đủ nước mỗi ngày khoảng 2 lít nước chứ không phải đợi khát mới uống. Không nên uống các loại đồ uống có cồn, chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê. Nên uống các loại nước trái cây vừa mát lại vừa cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể.

Khô âm đạo sau sinh: Nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào?
Khô hạn vùng kín làm giảm chất lượng cuộc sống của phái yếu

Có chế độ sinh hoạt hợp lý, thường xuyên tập thể dục

Phụ nữ sau sinh nên cố gắng ăn ngủ điều độ, có chế độ sinh hoạt hợp lý để cơ thể nhanh phục hồi hơn. Chị em nên thường xuyên vận động cơ thể bằng các bài tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày. Điều đó vừa giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai vừa giúp thư giãn, giảm stress sẽ có thể cải thiện phần nào tình trạng khô hạn sau sinh.

Cải thiện khô âm đạo sau sinh bằng vệ sinh cô bé đúng cách

Sau sinh, âm đạo phụ nữ rất nhạy cảm nên sử dụng những loại dung dịch vệ lành tính, giúp cân bằng độ PH. Tuy nhiên, chị em cũng không nên lạm dụng dung dịch vệ sinh và tránh thụt rửa âm đạo không đúng cách.

Thường xuyên q.u.a.n h.ệ vợ chồng cải thiện khô hạn sau sinh

Chị em nên chia sẻ vấn đề khó khăn của mình về chuyện ấy với chồng để được cảm thông, chia sẻ và cùng nhau khắc phục. Người chồng có thể tạo cảm xúc, kéo dài màn dạo đầu giúp cho chị em được kích thích và có nhiều hưng phấn hơn trong q.u.a.n h.ệ sẽ cải thiện được tình trạng khô hạn.

Khô âm đạo sau sinh có thể do nhiều nguyên nhân và cải thiện bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, trường hợp chị em thường xuyên bị khô âm đạo kéo dài thì đừng nên chủ quan mà hãy tìm đến phòng khám chuyên khoa tin cậy để được thăm khám xác định nguyên nhân và điều trị càng sớm càng tốt tránh ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ. 

Nếu bạn đang có nhu cầu kiểm tra, thăm khám sức khỏe phụ khoa thì hãy liên hệ trực tiếp với phòng khám đa khoa Đại Lộ Bình Dương chúng tôi tại địa chỉ số 54 đại lộ Bình Dương, Bình Hoà, Lái Thiêu, Thuận An, Bình Dương để được tư vấn cụ thể. 

Hỏi bác sĩ
miễn phí