Bí tiểu là gì và các dạng bí tiểu thường gặp

Tiểu tiện là thói quen giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, vì vậy nếu gặp vấn đề bất thường sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. Vậy bí tiểu là gì và các dạng bí tiểu thường gặp nhất cũng như cách phòng trị hiệu quả như thế nào là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau. 

Bí tiểu là gì?

Về câu hỏi bí tiểu là gì, các chuyên gia tại phòng khám đa khoa Đại Lộ Bình Dương cho biết: Bí tiểu là tình trạng người bệnh muốn đi tiểu nhưng lại không đi được. Khi không xảy ra quá trình co bóp và giãn nở sẽ không tống được hết nước từ bàng quang ra ngoài dẫn tới ứ đọng gây bí tiểu. Bí tiểu thường gặp ở người lớn, chủ yếu độ tuổi từ 40 – 80 ở cả nam và nữ. 

Vậy là bạn đã biết được bí tiểu là gì rồi đúng không? Cùng tìm hiểu những nguyên nhân thường gặp nhất gây bí tiểu dưới đây:

  • Bàng quang giảm lực co bóp

Bình thường bàng quang có thể chứa 300 – 400ml nước tiểu, khi đầy sẽ kích thích não bộ phản xạ có cảm giác đi tiểu. Vì vậy, khi bàng quang hoạt động không bình thường dẫn tới nước tiểu không đẩy ra ngoài được.  

  • Tắc nghẽn niệu đạo

Nếu niệu đạo gặp chấn thương sẽ bị viêm hoặc bít lại gây viêm xơ hóa, hình thành sỏi. Điều đó khiến cho nước tiểu không đẩy được hết ra ngoài gây bí tiểu. 

  • Do viêm nhiễm nam khoa và phụ khoa

Ở nam giới khi bệnh viêm niệu đạo, viêm  bàng quang, phì đại tuyến tiền liệt… Hoặc nữ giới bị viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm âm hộ… sẽ gây nên tình trạng bí tiểu. 

  • Tác dụng phụ của thuốc

Nếu tự ý dùng thuốc không theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ gây chứng bí tiểu. Các nhóm thuốc bao gồm: Thuốc giãn cơ, thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamin… 

Ngoài ra, biểu còn do các nguyên nhân khác như: Đột quỵ, chấn thương sọ não, tổn thương cột sống, bị u phì đại tuyến tiền liệt, phụ nữ đang mang thai… 

Bí tiểu là gì và các dạng bí tiểu thường gặp
Bí tiểu do tắc nghẽn niệu đạo gây nên

Các dạng bí tiểu thường gặp nhất 

Để có cách phòng trị hiệu quả, sau khi biết được bí tiểu là gì bạn cũng nên tìm hiểu các dạng bí tiểu. Theo các chuyên gia tại phòng khám đa khoa Đại Lộ Bình Dương, bí tiểu bao gồm 2 dạng như sau:

Bí tiểu cấp tính

Bí tiểu cấp tình là tình trạng đột ngột bí tiểu và không thể đi tiểu trong khi bàng quang đang căng nước tiểu. Kèm theo triệu chứng đau bụng dữ dội, căng tức bụng và xuất hiện những cơn co thắt. Nguyên nhân gây bí tiểu là do sỏi mắc nghẽn cổ bàng quang hoặc niệu đạo, u tuyến tiền liệt, chấn thương niệu đạo, chấn thương cột sống… 

Triệu chứng bí tiểu cấp tính:

  • Xảy ra một cách đột ngột và có biến chứng nhanh gây ảnh hưởng tới tính mạng nếu không được xử lý kịp thời. 
  • Cảm thấy đi tiểu gấp, rất buồn tiểu nhưng lại không đi được. 
  • Đau đớn và khó chịu ở vùng bụng dưới do căng tức bàng quang. 
  • Trong trường hợp gấp cần đi thông tiểu. 

Bí tiểu mãn tính 

Nếu tình trạng bí tiểu diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến nước tiểu đọng lại trong bàng quang. Khi khối cầu bàng quang gia tăng kích thước và gây ứ đọng sẽ nguy hiểm tới thận. Khi đó hệ tiết niệu sẽ bị căng, viêm nhiễm đường tiết niệu hoặc suy thận, gây ảnh hưởng tới tính mạng. 

Triệu chứng bí tiểu mãn tính:

Khi tình trạng bí tiểu kéo dài và nặng dần nên, người bệnh sẽ có những triệu chứng sau: 

  • Có dòng tiểu yếu hoặc ngắt quãng.
  • Số lần đi tiểu tăng lên khoảng 8 – 10 lần/ngày hoặc nhiều hơn.
  • Đứng rất lâu mới có thể đi tiểu được. 
  • Có cảm giác muốn đi tiểu ngay sau khi vừa đi tiểu xong. 
  • Tiểu nhiều về đêm gây mất ngủ và mệt mỏi. 
  • Rò rỉ nước tiểu từ bàng quang cả ngày. 
  • Đi tiểu không tự chủ, tiểu són hoặc không có khả năng nhịn tiểu. 
  • Căng tức khó chịu ở vùng bụng, vùng xương chậu. 
Bí tiểu là gì và các dạng bí tiểu thường gặp
Dấu hiệu nhận biết chứng bí tiểu ở nữ giới

Cách điều trị chứng bí tiểu hiệu quả

Chắc hẳn khi đọc tới đây bạn đã biết được bí tiểu là gì rồi đúng không? Các chuyên gia tại phòng khám đa khoa Đại Lộ Bình Dương cho biết: Bí tiểu nếu không được phát hiện và can thiệp sớm sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như: Nhiễm trùng đường tiết niệu, tổn thương bàng quang, hại thận và đi tiểu không tự chủ. 

Vì vậy, ngay từ khi phát hiện các triệu chứng của bí tiểu bạn nên đi thăm khám sớm để được bác sĩ khám và làm các xét nghiệm cần thiết. Căn cứ vào kết quả thăm khám bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả.

Điều trị bí tiểu cấp tính

Trong trường hợp bí tiểu cấp tính cách điều trị hiệu quả nhất là thông tiểu. Khi đó bác sĩ sẽ tiến hành đặt ống thông tiểu vào bàng quang để đưa nước tiểu ra ngoài. Sau khi thực hiện cơn đau sẽ giảm và tránh những tổn thương tới thận, bàng quang. 

Đặt ống thông niệu đạo là tiểu phẫu đơn giản, tuy nhiên để đảm bảo an toàn và hiệu quả khắc phục chứng bí tiểu bạn nên lựa chọn các cơ sở y tế chuyên khoa. Tuyệt đối không được tự ý đặt ống tại nhà sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Bí tiểu là gì và các dạng bí tiểu thường gặp
Đặt ống thông tiểu vào bàng quang đối với bí tiểu cấp tính

Chữa bí tiểu mãn tính 

Đối với bí tiểu mãn tính cách điều trị hiệu quả là dùng thuốc kháng sinh giảm tình trạng viêm nhiễm, làm chậm sự phát triển của khối u và thu nhỏ kích thước giảm triệu chứng gây bí tiểu. Việc sử dụng thuốc chữa bí tiểu cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc tại nhà. 

Trong trường hợp người bệnh bị bí tiểu do ống niệu đạo cần tiến hành mở rộng niệu đạo. Mục đích giúp nước tiểu chảy qua nhiều hơn và người bệnh dễ dàng đi tiểu hơn. Một số trường hợp được chỉ định đặt ống stent tại vị trí niệu đạo bị hẹp để nước tiểu thoát ra ngoài dễ dàng hơn. 

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc bí tiểu là gì, hy vọng sẽ giúp bạn có những kiến thức hữu ích về căn bệnh này và phòng trị hiệu quả nhất. Để đặt lịch thăm khám ngoài giờ hành chính, bạn hãy liên hệ tới hotline 0902 757 692. Hoặc tới địa chỉ phòng khám tại số 54 Đại lộ Bình Dương, Lái Thiêu, Thuận An, Bình Dương để được thăm khám cụ thể nhất. 

Hỏi bác sĩ
miễn phí