Bệnh sỏi thận: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh an toàn

Bệnh sỏi thận là bệnh lý thường gặp nhất ở đường tiết niệu. Đây là bệnh lý nguy hiểm bởi sỏi có thể đi từ thận xuống niệu quản, bàng quang và gây tắc nghẽn. Thậm chí nhiều trường hợp sỏi chặn dòng nước tiểu sẽ gây nhiễm trùng thận đe dọa tính mạng người bệnh. Vì vậy mỗi người nên chủ động tìm hiểu về bệnh lý này để biết cách xử lý kịp thời, tránh biến chứng không mong muốn xảy ra. 

Sỏi thận là gì, nguyên nhân nào dẫn đến bệnh?. 

Sỏi thận là những sỏi rắn hình thành bởi các tinh thể khoáng chất hòa tan trong nước tiểu và lắng đọng tại đài bể thận. Sỏi thường bắt nguồn từ thận và phát triển ở nhiều vị trí khác nhau trong đường tiết niệu. Nhiều trường hợp, sỏi còn di chuyển xuống niệu quản, bàng quang, niệu đạo. Những nguyên nhân dẫn đến sỏi thận được chuyên gia chia sẻ như sau: 

Do biến chứng của các bệnh ở đường tiêu hóa

Những người có bệnh ở đường tiêu hóa như viêm dạ dày, tiêu chảy dễ dẫn đến sỏi thận. Bởi các bệnh này sẽ làm tăng nguy cơ hình thành Calci Oxalat. Hay trường hợp bị tiêu chảy kéo dài khiến cho cơ thể bị mất nước, mất các ion Na+, K+. Từ đó làm giảm lượng nước tiểu, nồng độ Oxalat trong nước tiểu tăng nhanh. Từ đó dẫn đến hình thành sỏi thận. 

Do thói quen uống không đủ nước 

Thói quen uống ít nước, uống không đủ nước khiến cho thận không được cung cấp đủ nước để thận bài tiết. Nước tiểu quá đặc khiến cho nồng độ các tinh thể bị bão hoà trong nước tiểu. Các tinh thể này lắng đọng lại sau đó kết tinh và tạo thành những viên sỏi với nhiều kích thước khác nhau. 

Bệnh sỏi thận: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh an toàn
Uống không đủ nước làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận

Do thói quen ăn mặn, chế độ ăn nhiều muối

Những người có thói quen ăn mặn, sử dụng nhiều muối, nước mắm dễ mắc bệnh sỏi thận hơn bình thường. Bởi trong những gia vị này khiến cơ thể phải tăng đào thải Na+, Ca++ tại ống thận. Đây là nguyên nhân dễ dẫn đến hình thành các sỏi Calcium. Loại sỏi rất cứng, hình dáng gồ ghề, có màu vàng hoặc màu nâu. 

Do thói quen ăn nhiều đạm

Những thức ăn có chứa nhiều đạm khiến cho nồng độ Ph trong nước tiểu tăng lên. Cơ thể sẽ tăng bài tiết Calcium và làm giảm khả năng hấp thụ Citrate. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho sỏi thận hình thành. 

Do bổ sung Calcium và Vitamin C sai cách 

Việc nạp Calcium và Vitamin C cho cơ thể là điều cần thiết. Khi bạn bổ sung đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích tích cực cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu nạp vào cơ thể quá nhiều dẫn đến dư thừa sẽ gây nhiều tác hại.

Vitamin C khi chuyển hóa thành gốc Oxalat. Các ion Ca++ sẽ liên tục cạnh tranh và làm ức chế khả năng hấp thụ các ion khác của cơ thể. Điều này khiến cho thận bị quá tải và làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. 

Một số nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân trên bệnh sỏi thận còn có thể hình thành do: 

  • Do yếu tố di truyền.
  • Do có các dị dạng đường tiết niệu bẩm sinh khiến đường tiểu bị tắc, nước tiểu tắc nghẽn lâu ngày. 
  • Do bị nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát nhiều lần. 
  • Do bị béo phì.

Những dấu hiệu của bệnh sỏi thận 

Theo chia sẻ của chuyên gia, sỏi thận khi còn nằm trong thận thường ít gây ra triệu chứng. Bởi vậy không ít người sẽ không phát hiện được mình đang mắc bệnh.

Xuất hiện cơn đau tại nhiều vị trí

Tuy nhiên khi các viên sỏi bắt đầu di chuyển sang vị trí khác như niệu quản, bàng quang niệu đạo thì các triệu chứng bệnh mới xuất hiện. Dấu hiệu điển hình của bệnh lý này là những cơn đau quặn thắt ở thận một cách dữ dội. Cơn đau thường bị ở một bên hông lưng hoặc bụng sau đó lan sang sau lưng, vùng bẹn.

Bệnh sỏi thận: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh an toàn
Vị trí những cơn đau cảnh báo bị sỏi thận

Các triệu chứng khác

Ngoài ra người bệnh còn có thể có những triệu chứng như: 

  • Tiểu ra máu do những viên sỏi có bề mặt nhám hoặc giống như gai san hô cọ xát vào đường tiểu.
  • Bí tiểu, bế tắc thận, thận ứ nước căng to do kích thước các viên sỏi lớn khiến đường tiểu bị tắc nghẽn.
  • Thường xuyên buồn tiểu nhưng khi tiêu chỉ có một lượng nhỏ nước tiểu. Bởi các viên sỏi di chuyển xuống niệu quản và gây tắc khiến nước tiểu không xuống được bàng quang.
  • Có cảm giác buồn nôn và nôn do thận và ruột có các dây thần kinh liên quan đến nhau. Khi bị sỏi thận sẽ gây những ảnh hưởng nhất định đến đường tiêu hóa và gây nên cảm giác buồn nôn và nôn.
  • Bị sốt và ớn lạnh bởi sỏi di chuyển gây nên những tổn thương hoặc tắc đường tiểu khiến đường tiết niệu bị nhiễm trùng.

Những dấu hiệu bệnh sỏi thận dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Tốt nhất khi nhận thấy mình có những bất thường nghi ngờ bệnh bạn hãy chủ động thăm khám để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán chính xác bệnh.

Cách điều trị bệnh sỏi thận an toàn, hiệu quả

Tại cơ sở y tế chuyên khoa người bệnh sẽ được thăm khám và thực hiện một số xét nghiệm kiểm tra như:

  • Siêu âm để phát hiện sỏi và tiên lượng được mức độ ứ đọng nước của thận, niệu quản và độ mỏng của chủ mô thận.
  • Xét nghiệm nước tiểu để đánh giá tình trạng bệnh, xác định liệu có nhiễm trùng đường tiểu hay không.
  • Soi cặn lắng nước tiểu để xác định được loại sỏi đang hình thành và tồn tại trong hệ tiết niệu.
  • Đo độ Ph trong nước tiểu để xác định có nhiễm trùng đường tiểu hay không.
  • Chụp X-quang hệ tiết niệu để xác định tình trạng cụ thể của các bộ phận hệ tiết niệu.

Sau khi có kết quả thăm khám, xác định được mức độ bệnh bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp cho người bệnh. Hiện nay bệnh sỏi thận được điều trị bằng các biện pháp như:

Điều trị nội khoa

Bệnh sỏi thận: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh an toàn
Một số trường hợp mắc sỏi thận có thể được chỉ định điều trị bằng thuốc

Nếu như kích thước các viên sỏi còn nhỏ, người bệnh đang ở giai đoạn đầu thì bác sĩ có thể chỉ định điều trị nội khoa. Bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc như:

  • Thuốc kháng viêm không chứa Ste*roid giúp làm giảm các cơn đau khó chịu.
  • Các loại thuốc giãn cơ trơn để làm giảm triệu chứng khó chịu ở bàng quang.
  • Thuốc kháng sinh dùng cho những trường hợp có dấu hiệu nhiễm trùng đường tiểu.

Quá trình điều trị bệnh bằng thuốc bạn cần phải uống thật nhiều nước. Ngoài ra có thể dùng các loại thuốc để kiềm hóa nước tiểu. Điều này là nhằm mục đích để hỗ trợ tống sỏi ra bên ngoài. 

Điều trị nội khoa đòi hỏi người bệnh cần tuân thủ phác đồ của bác sĩ. Dùng đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời gian để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Điều trị ngoại khoa

Với những trường hợp sỏi có kích thước lớn, sỏi đã di chuyển đến các vị trí khác nhau trong hệ tiết niệu sẽ cần điều trị ngoại khoa. Tùy thuộc vào từng vị trí xuất hiện sỏi mà người bệnh có thể được chỉ định các phương pháp phẫu thuật như:

  • Phẫu thuật nội soi bán cứng và tia laser để phá vỡ sỏi. Sau đó đưa ra ngoài khi sỏi đã rơi xuống niệu quản gần bàng quang.
  • Phẫu thuật nội soi ống mềm qua đường niệu đạo để tiếp cận sỏi ở trên niệu quản và đưa sỏi ra ngoài.
  • Phẫu thuật lấy sỏi qua da bằng các tạo một lỗ trên thận nhỏ để phá vỡ sỏi và đưa ra ngoài. Phương pháp này áp dụng cho trường hợp sỏi ở trung thận.

Hiện nay phòng khám đa khoa Đại Lộ Bình Dương đang áp dụng các phương pháp khác nhau để điều trị bệnh sỏi thận. Cùng với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi và thiết bị y tế hiện đại sẽ giúp khám chữa bệnh an toàn.

Nếu bạn đang nghi ngờ mắc bệnh sỏi thận bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa qua hotline 0902 757 692. Các bác sĩ sẽ luôn sẵn sàng tư vấn và hướng dẫn cách xử lý đúng đắn khi bị bệnh. Giúp bạn bảo vệ được sức khỏe của mình.

Hỏi bác sĩ
miễn phí