Giãn tĩnh mạch tinh hoàn: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Giãn tĩnh mạch tinh hoàn là bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới. Chính vì vậy, hiểu rõ về bệnh giúp bạn chủ động trong phòng ngừa và điều trị là rất cần thiết. Để hiểu rõ hơn về giãn tĩnh mạch tinh hoàn là gì, mời bạn tìm hiểu qua bài viết!

Bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn là gì?

Giãn tĩnh mạch tinh hoàn (Varicocele) còn gọi là giãn tĩnh mạch thừng tinh, là tình trạng xuất hiện đám rối ở tĩnh mạch. Lúc này các đám rối giãn rộng, làm ảnh hưởng đến khả năng sản xuất tinh trùng của nam giới.

Giãn tĩnh mạch tinh hoàn thường gặp ở tinh hoàn phía bên trái khi có tới 90% nam giới mắc phải. Có khoảng 10% nam giới mắc cả hai bên tinh hoàn. Tình trạng này ít gặp ở trẻ em khi chỉ có khoảng 1% trẻ em nam giới 10 tuổi mắc chứng này. 

Giãn tĩnh mạch tinh hoàn: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Giãn tĩnh mạch tinh hoàn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới

Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch tinh hoàn

Giãn tĩnh mạch tinh hoàn được xếp vào nhóm bệnh tự phát nên việc xác định nguyên nhân chính chưa khẳng định. Một số giả thuyết về nguyên nhân gây bệnh ở nam giới là do: bất thường vị trí đổ của tĩnh mạch tinh vào tĩnh mạch thận trái, tăng áp lực ổ bụng do các khối u,…

Giãn tĩnh mạch tinh hoàn thường xảy ra khi máu chảy về chỗ thấp, nếu như người bình thường là chảy về tim. Cơ chế sinh bệnh là do sự suy yếu van tĩnh mạch dẫn đến máu trào ngược từ hệ thống tĩnh mạch chủ vào hệ thống mạch tinh dẫn tới giãn thành búi các đám rối tĩnh mạch tinh ở vùng bìu và bẹn. 

Tuy chưa xác định chính xác nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch tinh hoàn nhưng một số đối tượng được cho là có nguy cơ cao mắc bệnh gồm:

  • Người bị thừa cân, béo phì: Những người này có lượng máu lớn có thể cản trở sự lưu thông bình thường của mạch máu, dẫn đến giãn tĩnh mạch tinh hoàn. 
  • Thói quen ít vận động, ngồi nhiều một chỗ: Ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung, tăng nguy cơ mắc các bệnh về mạch máu, giãn tĩnh mạch tinh hoàn. 
  • Tiền sử gia đình: Bạn có nguy cơ cao mắc bệnh hơn khi tiền sử gia đình từng có người mắc bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn.
  • Mắc chứng suy tĩnh mạch mạn tính: Làm tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch tinh hoàn.

Triệu chứng bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn là gì?

Nhiều nam giới thắc mắc triệu chứng bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn là gì và đâu là dấu hiệu nổi bật. Một số trường hợp gây ra các biểu hiện giãn tĩnh mạch tinh hoàn như sau:

  • Đau âm ỉ ở vùng tinh hoàn: Cơn đau nhức, khó chịu thường xảy ra ở bìu trái (do có đôi chút khác biệt về cấu trúc giải phẫu ở bìu trái và bìu phải). Nam giới thường cảm thấy đau rõ ràng hơn khi đứng, khi gắng sức vận động và giảm bớt khi nằm. Đây cũng là vấn đề dễ nhận biết nhất ở những người bị giãn tĩnh mạch tinh hoàn. 
  • Quan sát tĩnh mạch bằng mắt thường: Nhìn thấy tĩnh mạch sưng lớn, phồng to hoặc bị xoắn bất thường.
  • Tinh hoàn có những thay đổi bất thường: Điển hình như thay đổi về kích thước, hình dạng…
  • Tụ máu tinh hoàn: Máu có khả năng bị tụ lại ở phần tinh hoàn nên khiến nhiệt độ ở tinh hoàn sẽ tăng nhẹ. Điều này làm tăng nguy cơ teo tinh hoàn. 
  • Khó khăn khi thụ thai: Nam giới khó khăn hơn trong quá trình thụ thai, có thể tăng nguy cơ vô sinh do số lượng và chất lượng tinh trùng suy giảm. 
Giãn tĩnh mạch tinh hoàn: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Đau vùng tinh hoàn khiến nam giới khó chịu

Chẩn đoán và điều trị bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn

Chẩn đoán giãn tĩnh mạch tinh hoàn

Hầu hết nam giới bị bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn không nhận thấy điều gì bất thường. Thường vấn đề này được phát hiện khi nam giới đi khám sức khỏe tổng quát, khám sức khỏe sinh sản hoặc cảm thấy đau nhức dữ dội.  

Phương pháp giúp hỗ trợ chẩn đoán bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn này bao gồm:

  • Thăm khám lâm sàng: Khi kiểm tra tổng quát sức khỏe của người bệnh, bác sĩ có thể chẩn đoán lâm sàng qua quan sát và nhận diện được các vấn đề bất thường ở tinh hoàn và bìu.
  • Siêu âm: Nếu nghi ngờ và muốn xác định chắc chắn bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn, siêu âm là kỹ thuật cho phép bác sĩ thấy được các tĩnh mạch bên trong bìu. Đây là một xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh được chỉ định nhiều nhất và cho kết quả chính xác.
  • Xét nghiệm tinh dịch đồ: Tình trạng giãn tĩnh mạch tinh hoàn được cho là có liên quan đến vấn đề về khả năng sinh sản ở nam giới. Nếu nam giới gặp vấn đề về khả năng sinh sản hay giãn tĩnh mạch tinh hoàn giai đoạn nặng, xét nghiệm tinh dịch sẽ giúp kiểm tra số lượng và chất lượng tinh trùng.

Điều trị giãn tĩnh mạch tinh hoàn

Bệnh lý giãn tĩnh mạch tinh hoàn cần được điều trị khi:

  • Người bệnh bị giãn tĩnh mạch tinh hoàn nghiêm trọng khi các triệu chứng ngày một nặng, vùng sa tinh hoàn rõ rệt và có số lượng tinh trùng thấp hoặc chất lượng tinh trùng kém.
  • Có những triệu chứng khiến nam giới cả khó chịu như đau hoặc sưng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
  • Một cặp vợ chồng bị vô sinh không tìm được lý do và người chồng được chẩn đoán mắc phải căn bệnh này.

Bác sĩ có thể lựa chọn cách điều trị phù hợp cho từng người bệnh: Phẫu thuật, gây thuyên tắc tĩnh mạch

Giãn tĩnh mạch tinh hoàn: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Thăm khám bác sĩ để được tư vấn nguyên nhân, cách điều trị

Chọn địa chỉ điều trị giãn tĩnh mạch tinh hoàn

Nhìn chung, bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe và khả năng sinh sản của nam giới. Do đó, nam giới không nên để tình trạng này kéo dài mà cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị. Trong đó, phòng khám đa khoa Đại Lộ Bình Dương là địa chỉ chuyên thăm khám và điều trị bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn sẽ giúp nam giới an tâm trong suốt quá trình thăm khám.

Phòng khám có đội ngũ y bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm, giúp thăm khám và điều trị bệnh hiệu quả. Thêm vào đó, các trang thiết bị y tế hiện đại đảm bảo kết quả chẩn đoán chính xác. Ngoài ra, mọi thông tin thăm khám đều được bảo mật tối đa, giúp nam giới an tâm khi thực hiện. 

Trên đây là những thông tin về bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn, hy vọng những thông tin trên cung cấp cho bạn kiến thức hữu ích. Tình trạng bệnh với mỗi nam giới là khác nhau, để được tư vấn chi tiết mời bạn liên hệ hotline 0902 757 692. 

Hỏi bác sĩ
miễn phí